Trong quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất ra nước uống đóng chai COCA-COLA trải qua nhiều khâu từ việc thu thập vật liệu thô, đên việc sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá chuỗi cung ứng của Cocacola(việt nam) ĐH kinh tế thái nguyên.doc (Trang 31 - 34)

COCA-COLA trải qua nhiều khâu từ việc thu thập vật liệu thô, đên việc sản xuất đóng gói để có một sản phẩm hoàn chỉnh. Để thực hiện mục tiêu đề ra trong quá trình sản xuất, COCA-COLA đã đưa ra các giải pháp sau:

COCA-COLA có thể thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xem xét một cách có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cung ứng để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của COCA-COLA. Việc đánh giá này được thực hiện bởi các chuyên gia của COCA-COLA. Các chuyên gia có trách nhiệm lên kế hoạch, điều phối, chuẩn bị, sau đó thực hiện đánh giá. Một đội bao gồm ít nhất 2 người và thời gian đánh giá thông thường là hai ngày. Kết quả đánh giá sẽ được thông báo tới các nhà cung ứng trong các cuộc họp và đạt được sự nhất trí của cả hai bên. Tất cả các đánh giá đều được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu của COCA- COLA để tránh sự đánh giá trùng lắp.

Đánh giá chuyên sâu: Bên cạnh đánh giá tổng thể, COCA-COLA còn thực hiện các đánh giá chuyên sâu về điều kiện lao động và môi trường. Các đánh giá dựa trên quy định của chính quyền địa phương, tiêu chuẩn SA8000, và những yêu cầu của COCA-COLA. Mục tiêu của COCA-COLA là mỗi năm tiến hành 5-10 cuộc đánh giá.

Phương pháp đánh giá bao gồm các công việc:

- Tham quan cơ sở sản xuất ( bao gồm tất cả cơ sở vật chất, kể cả khu nội trú, căng-tin, và các kho hóa chất).

- Phỏng vấn ban quản lý. - Phỏng vấn công nhân.

- Kiểm tra những tài liệu liên quan ( như là bảng lương, lịch làm việc).

COCA-COLA đã đưa ra hệ thống đánh giá đối với nhà cung ứng thông qua kiểm soát việc đáp ứng các yêu cầu mà COCA-COLA đưa ra liên quan đến việc chế tạo sản phẩm.

- COCA-COLA cần yêu cầu nhà cung ứng phải lưu danh mục các bán thành phẩm cung cấp cho COCA-COLA. Những tài liệu này phải có thể sử dụng được theo yêu cầu đã đề ra.

trình thiết kế và đảm bảo việc thảo luận về vấn đề môi trường được lưu tâm trong chuỗi cung ứng của chính họ.

- COCA-COLA cũng kiểm tra sự phù hợp với những yêu cầu của mình cũng như với các tiêu chuẩn xã hội thông qua việc việc kiểm tra sổ sách và thanh tra. Nếu phát hiện có nhà cung ứng nào không đáp ứng, COCA-COLA sẽ yêu cầu họ sữa chữa và tiếp tục kiểm tra.

- COCA-COLA hợp tác với các nhà cung ứng để phát triển khẩu hiệu về việc thực hiện vấn đề môi trường của các thành phần và nguyên liệu trên các sản phẩm.

Xử lý các chất thải và khí gây ô nhiễm

Trong khi vấn đề sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là lĩnh vực quan trọng nhất giúp COCA-COLA có thể phát triển các hoạt động môi trường, thì Tập đoàn này còn tiếp tục quản lý những vấn đề quan trọng khác.

Vấn đề sử dụng nước

Nước được sử dụng phần lớn tại các cơ sở sản xuất của COCA-COLA để phục cho việc xử lý nguyên vật liệu.

Chất thải

Mục tiêu của COCA-COLA là giảm đến mức thấp nhất các chất thải, đặc biệt là các chất thải bị thải vào đất mà không được xử lý. Mặc dù khối lượng sản xuất ngày càng tăng làm cho tổng lượng chất thải không thể giảm xuống, nhưng COCA- COLA có thể tăng tỷ lệ tái sử dụng các chất thải này từ. Tỷ lệ này bao gồm các chất rắn được tái sử dụng và tái chế để dùng làm nguyên vật liệu, hay được sử dụng làm nguồn năng lượng năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất

b. Đóng gói

Khâu đóng gói có một chức năng quan trọng là bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong quá trình đóng gói phụ thuộc vào loại và khối lượng nguyên vật liệu được sử dụng, cũng như số phận của các hộp đóng gói này

lượng cần thiết để vận chuyển và tồn trữ hàng hóa. Hộp đóng gói càng nhỏ càng nhẹ thì lượng năng lượng tiêu thụ tính trên một sản phẩm càng ít.

COCA-COLA có thể tiến hành các cải tiến ở một số khu vực với việc giảm khối lượng đóng gói trên một sản phẩm và sử dụng nhiều hơn các nguyên vật liệu được tái sản xuất lại. Nhờ việc giảm đi kích cỡ bao bì đóng gói mà trọng lượng kiện hàng giảm xuống, đồng thời nhiều sản phẩm hơn sẽ được đưa vào trong một không gian như trước để vận chuyển đi. Do đó, tiết kiệm được năng lượng trong quá trình dự trữ vận chuyển, và cắt giảm một lượng chi phí đáng kể cho việc vận chuyển hàng hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá chuỗi cung ứng của Cocacola(việt nam) ĐH kinh tế thái nguyên.doc (Trang 31 - 34)