Đối với thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu cảu việt nam (Trang 57 - 58)

Chính phủ cần giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các công cụ chính sách trực tiếp và gián tiếp. Đã đến lúc chính phủ cần phải giảm lãi suất cơ bản hơn nữa để kích thích đầu tư trong nước, giảm chi phí vay cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Chính phủ sử dụng chính sách tỉ giá nhưu công cụ để giảm chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Việc VND tăng giá đã gây khó khăn cho accs doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay. Cho nên Chính phủ cần phá giá hơn nữa VND để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu từ trong nước

Chính phủ có thể miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong thời gian khủng hoảng, hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhưng gặp khó khăn về vốn, tiếp tục giảm giá nhiên liệu… để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về phía các doanh nghiệp thì đây là thời điểm để các doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức, cắt giảm chi phí và xác định hướng đi cho mình, tiếp tục duy trì và phát triển những lĩnh vực kinh doanh thực sự có thế mạnh, còn những lĩnh vực kém hiệu quả thì cần loại bỏ để cắt giảm chi phí. Tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời thâm nhập vào thị trường ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng như Trung Quốc, các nước

xuất khẩu dầu lửa, ASEAN, châu Phi. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm ít bị suy thoái như thực phẩm, nông sản, hải sản…

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu cảu việt nam (Trang 57 - 58)