liệu ban đầu đối với dòng KL20
Sau 4 tuần nuôi cấy chồi trong 5 loại môi trường cơ bản, đề tài tiến hành
31
Bảng 11. Ảnh hưởng của môi trường cơ bản đến hiệu quả nhân chồi dòng KL20
Môi trường Số chồi tạo thành Số chồi hữu hiệu Hệ số nhân chồi (lần) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) WPM 152 10 1,01 6,58 SH 167 10 1,11 5,99 MS 198 42 1,32 21,21 1/2MS 124 10 0,83 8,06 M4 103 4 0,69 3,88
Kết quả ở bảng 11 cho thấy, hệ số nhân chồi của dòng KL20 ở các công thức thí nghiệm đã có sự khác nhau tương đối lớn. Công thức cho hệ số nhân chồi cao nhất là môi trường MS (đạt 1,32 lần), cao hơn hẳn so với công thức M4 (0,69lần). Tiếp theo là các công thức SH, WPM và ½ MS, ở các công thức này hệ số nhân chồi lần lượt là 1,11 lần; 1,01 lần và 0,83 lần.
Tương tự như đối với dòng KL2, dòng KL20 cũng cho hệ số nhân chồi thấp. Ngoài môi trường MS tương đối thích hợp, các môi trường khác chồi sinh trưởng, phát triển kém.
Bảng 11 cũng cho thấy, tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt được khi nuôi cấy trong môi trường MS đạt 21,21% cao hơn rõ rệt so với các môi trường còn lại. Ở công thức này chồi sinh trưởng ở mức trung bình, chồi có màu xanh và có xu hướng phát triển.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, 5 công thức thí nghiệm về môi trường cơ bản đã cho hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu khác nhau rõ rệt và có ý nghĩa về mặt thống kê vì giá trị Sig thu được đều nhỏ hơn 0,05. Môi trường MS là thích hợp nhất cho tái sinh chồi dòng keo lai KL20.
3.3.3. Kết quả nghiên cứu xác định môi trường tái sinh chồi và tạo nguồn vật liệu ban đầu đối với dòng KLTA3 liệu ban đầu đối với dòng KLTA3
Hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu của dòng keo lai KLTA3 trong 5 loại môi trường cơ bản được tổng hợp và thể hiện ở bảng 12. Bảng 12 cho thấy, hệ số nhân chồi bình quân cao nhất đạt được ở môi trường MS là 1,3 lần. Thấp nhất ở công thức môi trường M4 với hệ số nhân chồi đạt 0,58 lần. Trong 5 công thức thí nghiệm, có 3 môi trường cho hệ số nhân chồi thấp dưới 1 lần là môi trường WPM, 1/2MS và M4, ba môi trường này là hoàn toàn không thích hợp cho dòng keo lai KLTA3 vì mẫu cấy vào môi trường này không những không phát triển được mà còn bị chết dần.
32
Bảng 12. Ảnh hưởng của môi trường cơ bản đến hiệu quả nhân chồi dòng KLTA3 Môi trường Số chồi tạo thành Số chồi hữu hiệu Hệ số nhân chồi (lần) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) WPM 135 7 0,90 5,19 SH 155 7 1,03 4,52 MS 195 39 1,30 20,00 1/2MS 104 1 0,69 0,96 M4 87 0 0,58 0,00
Với dòng KLTA3 thì hệ số nhân chồi thu được khi cấy trong môi trường SH đứng ở mức thứ 2 sau môi trường MS. Đây cũng là môi trường có thể có triển vọng nếu được bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng cũng như một số chất hữu cơ khác.
Cùng với việc đánh giá hệ số nhân chồi thì tỷ tỷ lệ chồi hữu hiệu cũng là tiêu chí quan trọng đểđánh giá hiệu quả của môi trường nuôi cấy. Bảng 12 cũng cho thấy tỷ lệ chồi hữu hiệu thu được của các công thức là thấp. Cao nhất là môi trường MS với tỷ lệ chồi hữu hiệu là 20,0%. Các môi trường khác tỷ lệ chồi hữu hiệu rất thấp, trong đó đặc biệt là môi trường M4 và môi trường ½ MS tỷ lệ chồi hữu hiệu bằng không (không có chồi hữu hiệu) hoặc không đáng kể (0,96%). Từ
kết quả này cho thấy với dòng KLTA3 chỉ có môi trường MS là thích hợp cho tái sinh chồi.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu ở 5 công thức thí nghiệm về môi trường cơ bản đã cho khác nhau rõ rệt và có ý nghĩa về mặt thống kê vì giá trị Sig thu được đều nhỏ hơn 0,05 ( lần lượt là 0,011 với chỉ tiêu hệ số nhân chồi và 0,018 đối với chỉ tiêu tỷ lệ chồi hữu hiệu). Như vậy, dòng keo lai KLTA3 đã cho phản ứng khác nhau đối với môi trường
nuôi cấy.