Kết quả nghiên cứu xác định môi trường tái sinh chồi và tạo nguồn vật liệu ban

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi cấy mô invitro ba dòng keo lai KL2, LK20 và KLT A3 Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (Trang 28 - 29)

liu ban đầu đối vi dòng KL2

Kết quả nghiên cứu vềảnh hưởng của môi trường cơ bản đến hiệu quả

quá trình nhân chồi dòng keo lai KL2 được thể hiện ở bảng 10.

Bảng 10 cho thấy, hệ số nhân chồi của dòng KL2 ở các công thức thí nghiệm đã có sự khác nhau nhiều. Công thức cho hệ số nhân chồi cao nhất là môi trường MS (đạt 1,24 lần), cao gấp 2 lần so với công thức M4 (0,61 lần). Tiếp theo là các công thức SH, WPM và ½ MS, ở các công thức này hệ số nhân chồi lần lượt là 1,03 lần; 0,93 lần và 0,75 lần. Hệ số nhân chồi đạt được thấp nhất là môi trường M4

30

Bảng 10. Ảnh hưởng của môi trường cơ bản đến hiệu quả nhân chồi dòng KL2

Môi trường Số chồi tạo thành Số chồi hữu hiệu Hệ số nhân chồi (lần) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) WPM 140 7 0,93 5,00 SH 155 7 1,03 4,52 MS 186 39 1,24 20,97 1/2MS 112 7 0,75 6,25 M4 91 1 0,61 1,10

Như vậy, hệ số nhân chồi ở các môi trường nghiên cứu rất thấp. Chỉ có môi trường MS là tương đối thích hợp cho tái sinh chồi dòng keo lai KL2 và đạt

được hệ số nhân chồi lớn hơn 1 lần. Các môi trường khác không cho thấy không thích hợp với dòng keo lai này, chồi cấy vào các môi trường này chết dần hoặc không phát triển. Ví dụ như môi trường M4 là môi trường nuôi cấy cây bạch đàn thì 40% mẫu cấy vào bị chết do không thích hợp

Cùng với hệ số nhân chồi thì tỷ lệ chồi hữu hiệu cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự thích hợp giữa chồi cấy với môi trường nuôi cấy. Bảng 10 cho thấy, tỷ lệ chồi hữu hiệu ở các môi trường nuôi cấy rất thấp. Cao nhất là môi trường MS với tỷ lệ chồi hữu hiệu là 20,9%, các môi trường khác biến động từ

1,1% đến 6,25%.

Quan sát hình thái chồi ở các công thức thí nghiệm cho thấy, hình thái chồi nuôi cấy ở môi trường MS xanh và có xu hướng phát triển tốt. Các môi trường khác có nhiều chồi bị chết và hầu kết chồi có màu vàng và không có triển vọng phát triển.

So với các nghiên cứu về nuôi cấy mô cây keo lai thì hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu đề tài đã đạt được là tương đối thấp. Do vậy cần tiếp tục thử

nghiệm bổ sung các chất khác nhau trên nền là môi trường MS để có được hệ số

nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu cao hơn.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy, 5 công thức thí nghiệm về môi trường cơ bản đã cho hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu khác nhau rõ rệt và có ý nghĩa về mặt thống kê vì giá trị Sig thu được đều nhỏ hơn 0,05 (0,01 với chỉ tiêu hệ số nhân chồi và 0,032 đối với chỉ tiêu tỷ lệ chồi hữu hiệu). Nhằm xác

định công thức cho hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu tốt nhất đề tài tiến hành phân nhóm bằng tiêu chuẩn Duncan. Kết quả phân nhóm cho thấy môi trường MS là thích hợp nhất với độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi cấy mô invitro ba dòng keo lai KL2, LK20 và KLT A3 Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (Trang 28 - 29)