Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Diệp hạ châu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng hoạt chất phyllanthin của hai loài diệp hạ châu thuộc chi phyllanthus trong điều kiện vụ xuân tại gia lâm – hà nội (Trang 48 - 51)

- Mẫu đối chiếu: Dung dịch phyllanthin 0,25mg/ml trong methanol.

2 tháng sau trồng

4.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Diệp hạ châu

đạt cao nhất ở thời vụ 1 và thời vụ 2 (9,5 – 10 ngày và 9 – 10 ngày), sau đó giảm dần ở thời vụ 3 và thời vụ 4 (5,5 – 7,5ngày và 7 – 7,5 ngày). Điều này là do ở những thời vụ đầu thời tiết lạnh,nhiệt độ thấp làm cho hạt chậm nảy mầm và kéo dài thời kỳ bén rễ hồi xanh của cây. Do đó tổng thời gian sinh trưởng của 2 loài cũng khác nhau giao động từ 115,5 – 124,5 ngày, tuy nhiên thời gian sinh trưởng giữa 2 loài lại gần như không có sự sai khác. Như vậy ở các thời vụ khác nhau đã ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của Diệp hạ châu. Trong đó ở loài P. amarus thời gian sinh trưởng dài nhất ở thời vụ 1

(124 ngày) và ngắn nhất ở thời vụ 4 (115 ngày), quy luật này cũng đúng cho loài P. urinaria có thời gian sinh trưởng dài nhất ở thời vụ 1 (125 ngày) và

thấp nhất ở thời vụ 4 (116 ngày).

4.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Diệp hạ châu hạ châu

Là một cây thuốc có bộ phận sử dụng chủ yếu là thân lá, việc nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây 2 loài diệp hạ châu ở thời điểm trước thu hoạch gắn với từng thời vụ là cần thiết bởi chiều cao cây có mối quan với sự phát triển thân lá diệp hạ châu. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tăng trưởng chiều cao cây và số đo chiều cao cây trước thu hoạch giúp chúng ta có thêm cơ sở để lựa chọn thời vụ trồng diệp hạ châu hợp lý. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây hai loài diệp hạ châu, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.10 và biểu đồ 5

Bảng 4.10 cho thấy chiều cao cây trung bình của 2 loài Diệp hạ châu tăng dần thời vụ 1 đến thời vụ 3, sau đó giảm xuống ở thời vụ 4. Quy luật này đúng cho tất cả các giai đoạn từ 15 – 75 ngày sau trồng

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hai loài Diệp hạ châu

Đơn vị: cm

Giống Thời vụ Thời gian sau trồng …(ngày)

15 30 45 60 75 L1 TV1 (Đ/C) 17,8 46,1 73,2 85,7 92,5 TV2 16,5 43,6 72,8 86,6 97,1 TV3 17,5 51,5 74,9 92,8 103,6 TV4 15,6 49,3 70,8 87,9 96,3 L2 TV1 (Đ/C) 11,5 26,5 38,3 50,1 62,6 TV2 13,8 31,4 43 54,4 64,9 TV3 17,5 35,8 46,6 59,6 68,2 TV4 16,7 36,4 45,8 57,9 63,8 LSD0,05(L*TV) 1,0 1 2 1,1 2,5 CV(%) 3,3 3,3 6,8 5,5 7,5 TB Thời vụ TV1 (Đ/C) 14,7 36,3 55,8 67,9 77,6 TV2 15,2 37,5 57,9 70,5 81,0 TV3 17,5 43,7 60,8 76,2 85,9 TV4 16,2 42,9 58,3 72,9 80,1 LSD0,05(TV) 0,7 0,7 1 1,7 2,2 TB Giống L1 16,9 47,6 72,9 88,3 97,4 L2 14,9 32,5 43,4 55,5 64.9 LSD0,05(L) 0,5 0,5 1 1,2 1,6

Biểu đồ 5: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng tăng trưởng chiều cao cây 2 loài diệp hạ châu

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trung bình cũng tăng dần từ thời vụ 1 đến thời vụ 4 và tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt cao nhất ở giai đoạn từ 15 – 30 ngày sau trồng và giảm dần ở các thời kỳ tiếp theo. Như vậy, quy luật tăng trưởng chiều cao của 2 loài diệp hạ châu cho thấy, sau bén rễ hồi xanh (15 ngày sau trồng) cho đến 30-45 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao của hai giống diệp hạ châu cao nhất, phần lớn chiều cao cây được hoàn thiện trong thời kỳ này. Đến thời điểm 45 ngày sau trồng, chiều cao trung bình loài L1 là 72,9 cm, chiếm khoảng 75% chiều cao cây ở thời điểm trước thu hoạch 97,4 cm (75 ngày sau trồng). Chiều cao cây trung bình loài L2 ở thời điểm này là 43,4 cm chiếm khoảng chiếm khoảng 67% chiều cao cây ở thời điểm trước thu hoạch 64,9 cm (75 ngày sau trồng). Như vậy, tốc độ tăng trưởng chiều cao ở loài L1 cao hơn L2, và có xu hướng hoàn thiện chiều cao sớm hơn.

Động thái tăng trưởng chiều cao thường gắn liền với động thái tăng trưởng số lá chính/thân và các cơ quan sinh dưỡng khác, như vậy đây là một cơ sở quan trọng để xem xét việc tác động phân bón và các biện pháp kỹ thuật khác một cách phù hợp nhất để đạt được sự sinh trưởng của hai loài diệp hạ châu đến tối ưu về năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tại thời điểm 75 ngày sau trồng, chiều cao cây loài L1 thấp nhất ở thời vụ ĐC (92,5 cm), các công thức còn lại đều cao hơn ĐC ở mức sai khác có ý nghĩa với LSD0,05(L*TV) = 2,5 và CV(%) = 7,5. Chiều cao cây đạt cao nhất ở TV3 (103,6 cm). Ở loài L2, chiều cao cây thấp nhất ở thời vụ ĐC (62,6 cm), và thấp hơn tất cả các công thức còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa, chiều cao cao nhất là công TV3 (68,2 cm). Thời vụ 3 cũng là thời vụ thuận lợi cho sự tăng trưởng chiều cao của hai loài diệp hạ châu nhất.

So sánh chiều cao cây của 2 loài diệp hạ châu ở tất cả thời kỳ sinh trưởng và ở các thời vụ khác nhau, số liệu bảng trên cho thấy, loài L2 luôn thấp hơn loài L1 ở mức sai khác có ý nghĩa. Như vậy, trong từng điều kiện thời vụ cụ thể, việc khác biệt về chiều cao cây là do đặc tính của giống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng hoạt chất phyllanthin của hai loài diệp hạ châu thuộc chi phyllanthus trong điều kiện vụ xuân tại gia lâm – hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w