0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số lá/thân chính của cây Diệp hạ châu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỜI VỤ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT PHYLLANTHIN CỦA HAI LOÀI DIỆP HẠ CHÂU THUỘC CHI PHYLLANTHUS TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 30 -33 )

- Mẫu đối chiếu: Dung dịch phyllanthin 0,25mg/ml trong methanol.

b. Cách tiến hành: Kính sau khi đã triển khai sắc ký đến 85mm được lấy ra, làm khô 30 phút, nhúng thuốc thử acid sulphuric 10% trong ethanol, để khô 30 phút, sấy ở

4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số lá/thân chính của cây Diệp hạ châu

chính của cây Diệp hạ châu

Lá là cơ quan quang hợp của cây, từ đó tạo ra các chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi cây. Do đó bộ lá rất quan trọng, nó quyết định năng suất và chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch. Sản phẩm thu hoạch của Diệp hạ châu là thân lá, do vậy, năng suất và hoạt chất của dược liệu Diệp hạ châu phụ thuộc vào thế lá, diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô.

Ở Diệp hạ châu, trên thân chính, ở gốc những lá ở thân chính thường phân ra một cành, ở loài Diệp hạ châu thân xanh cành thường chỉ phân đến cấp1, ở loài Diệp hạ châu thân tím cành thường phân đến cấp 2. Như vậy động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của cây Diệp hạ châu ảnh hưởng trực tiếp đến động thái đẻ nhánh và qua đó ảnh hưởng đến số lá/cây, năng suất cá thể và cuối cùng là năng suất của quần thể. Như vậy, việc nghiên cứu động thái biến động số lá/thân chính, là cần thiết để hiểu biết về sự biến động số lá/thân chính trong từng mật độ cụ thể, đây cũng là cơ sở cho việc quản lý mật độ cây trồng phù hợp.

Nghiên cứu về động thái tăng trưởng số lá/thân chính, kết quả được trình bày ở bảng 4.3 và biểu đồ 2

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái hình thành số lá/thân chính hai loài Diệp hạ châu

Đơn vị: số lá/thân chính

Loài Mật độ Thời gian sau trồng …(ngày)

15 30 45 60 75 L1 M1 17,5 31,7 51,9 63,4 67,8 M2 (Đ/C) 16,1 32,9 50,3 59,4 63,6 M3 15,8 32,6 53,5 57,3 64,2 M4 17,2 32,5 52,1 54,3 59,8 M5 15,8 34,6 48,5 53,3 62,1 M6 15,9 36,2 49,6 54,1 59,3 L2 M1 11,8 27,3 36,1 42,5 48,6 M2 (Đ/C) 10,4 25,7 35,9 43,5 45,7 M3 11,3 24,3 34,6 40,5 44,1 M4 12,8 26,3 37,6 42,2 46,2 M5 11,1 24,1 35,7 42,6 43,7 M6 12,4 25,9 36,3 40,6 41,9 LSD0,05(L*M) 2,5 2,5 4,7 2,6 3,8 CV(%) 5,6 5,6 4,9 7,1 5,8 TB Mật độ M1 14,7 29,5 44,0 53,0 58,2 M2(Đ/C) 13,3 29,3 43,1 51,5 54,7 M3 13,6 28,5 44,1 48,9 54,2 M4 15,0 29,4 44,9 48,3 53,0 M5 13,5 29,4 42,1 48,0 52,9 M6 14,2 31,1 43,0 47,4 50,6 LSD0,05(M) 2,0 2,1 2,1 2,8 3,5 TB Loài L1 16,4 33,4 51,0 57,0 62,8 L2 15,4 32,7 48,4 53,5 59,7 LSD0,05(L) 1,4 1,5 2,3 3,6 3,1

Kết quả bảng 4.3 cho thấy ở thời kỳ từ 15 – 30 ngày sau trồng số lá/thân chính chênh lệch nhau không nhiều, sự sai khác giữa các công thức với nhau và với đối chứng (M2) là không có ý nghĩa ở mức LSD0,05(M*L) =4,7 và CV(%)=5,6. Như vậy, ở thời kỳ này mật độ không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số lá/thân chính.

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của mật độ trồng lên động thái tăng trưởng số lá/thân chính của 2 loài Diệp hạ châu

Từ thời kỳ 30 – 75 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng số lá/thân chính đã có sự khác biệt rõ rệt ở các mật độ khác nhau, trong đó tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt được ở thời kỳ từ 15–45 ngày sau trồng. Ở mật độ trồng dày số lá/ thân chính thấp hơn so với mật độ trồng thưa, sự sinh trưởng này ngược lại so với sự tăng trưởng chiều cao cây. Trong khoảng thời gian 45, 60 đến 75 ngày sau trồng, trung bình số lá/thân chính lớn nhất ở M1 (lần lượt đạt 44,0; 53,0 và 58,2 lá) cao hơn so với đối chứng M2 (lần lượt đạt 43,1; 51,5 và 54,7 lá) và cao hơn hẳn so với số lá/ thân chính ở mật độ cao nhất – M6 (lần lượt đạt 36,3; 40,6 và 41,9 lá) khi so sánh ở mức LSD0,05(M) tương ứng.

Điều này có thể giải thích như sau: khi cây còn nhỏ, quần thể thưa thoáng vì thế chưa có sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng nên mật độ không ảnh hưởng

nhiều đến khả năng tăng trưởng số lá của cây. Khi cây lớn, ở mật độ trồng thưa cây được cung cấp ánh sáng, dinh dưỡng và không gian đầy đủ hơn để quang hợp, sinh trưởng và phát triển, do đó cây sinh trưởng mạnh, phát triển cân đối về cả chiều cao, số lá, còn ở mật độ trồng dày có sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng giữa các cây trong quần thể nên cây tập trung phát triển chiều cao nhanh hơn, cây nhỏ và vóng, khoảng cách giữa các đốt cũng dài hơn. Do đó sự tăng trưởng về số lá/thân chính sẽ giảm đi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỜI VỤ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT PHYLLANTHIN CỦA HAI LOÀI DIỆP HẠ CHÂU THUỘC CHI PHYLLANTHUS TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 30 -33 )

×