5 Bộ các thành phần ghép nối trong bài đo Bộ
2.6.3. Giải pháp về mặt thiết bị
− Với yêu cầu về đo kiểm đầu thu như trên, để thực hiện đo kiểm toàn diện các tham số của đầu thu yêu cầu cơ quan đo kiểm phải trang bị một hệ thống thiết bị quy mô cũng như xây dựng quy trình đo kiểm chặt chẽ, hiệu quả. Trên thực tế, các phòng thí nghiệm đo kiểm đầu thu trên thế giới như TERACOM của Thuỵ Điển, Ziggo của Hà Lan… đều được xây dựng rất quy mô với hệ thống thiết bị đầy đủ mới đảm bảo được hoàn toàn việc đánh giá đầu thu, kinh phí đầu tư ban đầu và duy trì hoạt động là tương đối lớn.
− Tuy nhiên, với điều kiện thực tế triển khai đo kiểm ở Việt Nam hiện nay không cho phép xây dựng các phòng thí nghiệm lớn thì giải pháp phù hợp nhất là sử dụng các công cụ đo tổng hợp được cung cấp bởi một số nhà sản xuất của Châu Âu cho các mục đích đo kiểm của các phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Các loại thiết bị tổng hợp này cho phép thực hiện các nhiệm vụ đo hợp chuẩn đầu thu tham chiếu theo các chuẩn quốc gia có nhiều điểm tương đồng và sử dụng các tiêu chí nằm trong phạm vị các chuẩn hiện hành ở Châu Âu.
− Ngoài thiết bị chính nói trên, phòng đo kiểm cũng cần trang bị thêm một số loại thiết bị phụ trợ khác phục vụ việc kiểm tra các giao diện của đầu thu
Danh sách cụ thể như sau:
STT TÊN HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐƠN VỊ SỐ
LƯỢNG
1
Thiết bị đo kiểm đầu thu tổng hợp gồm có các chức năng chính như sau:
− Có sẵn các nội dung âm thanh, hình ảnh mẫu chuẩn hoá
− Có khả năng nén, mã hoá nội dung thành các dòng chuyển tải chuẩn
− Phát nguồn tín hiệu mã hoá, điều chế cao tần theo chuẩn cho đầu thu (DVB-C, T2, S2)
− Phát nguồn tín hiệu truyền hình tương tự kênh kế cận
− Phát nguồn tín hiệu truyền hình số trên kênh kế cận
− Phát nguồn nhiễu pha − Phát nguồn nhiễu xung − Phát nguồn trắng
− Mô phỏng truyền dẫn đa đường
Bộ 1