Đo kiểm đầu thu truyền hình số DVB-C, DVB-T2, DVB-S

Một phần của tài liệu đầu tư thiết bị đo kiểm chất lượng kỹ thuật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành (Trang 28 - 30)

5 Bộ các thành phần ghép nối trong bài đo Bộ

2.6. Đo kiểm đầu thu truyền hình số DVB-C, DVB-T2, DVB-S

− Hiện nay, hầu hết các dịch vụ truyền hình số cáp, mặt đất và vệ tinh đều sử dụng đầu thu giải mã riêng biệt tại các điểm đầu cuối thuê bao với mục đích thu và giải điều chế trực tiếp tín hiệu cao tần đưa ra tín hiệu hình ảnh âm thanh cấp cho thiết bị hiển thị của người xem (Ti vi). Chất lượng đầu thu là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà người xem nhận được.

− Trên thế giới, nhiều tổ chức về truyền hình số thống nhất những tiêu chí chung để đánh giá chất lượng của đầu thu (ví dụ: Nordig, DTG D-book…), từ đó đưa ra yêu cầu cho các hãng sản xuất đầu thu trong các hợp đồng cung cấp cho các nhà mạng trong tổ chức đó.

− Ở Việt Nam, các loại đầu thu được nhà cung cấp dịch vụ mua từ các hãng sản xuất nước ngoài và cung cấp trực tiếp cho các thuê bao trong mạng, chất lượng đầu thu chủ yếu do các nhà cung cấp dịch vụ tự đánh giá và cam kết với người sử dụng. − Trong thực tế, đầu thu kỹ thuật số hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau tuỳ

theo loại hình dịch vụ, phương thức lắp đặt và khai thác. Vị trí lắp đặt đầu thu phần lớn là ở nhà riêng, nơi có điều kiện môi trường sóng điện từ không được kiểm soát.

− Trong chiến lược phát triển mạng lưới truyền hình quốc gia, yêu cầu đặt ra đối với các đầu thu truyền hình số là phải đảm bảo thu được tín hiệu truyền hình của đài truyền hình quốc gia, đảm bảo công tác tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước.

− Nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng đầu thu kỹ thuật số, tất cả các đầu thu đều phải được đánh giá chất lượng bởi cơ quan quản lý nhà nước trước khi cung cấp cho người dân.

2.6.2. Yêu cầu về mặt đo kiểm

− Yêu cầu quan trọng nhất với đầu thu kỹ thuật số là khả năng tương thích chuẩn (phương thức giải mã, phương thức giải điều chế, phương thức truy nhập) và các thông số cụ thể về mặt kỹ thuật.

− Các tham số của giao diện tín hiệu và giao diện điều khiển.

− Các chỉ tiêu về phần mềm của đầu thu, khả năng truyền số liệu, middleware. − Vì điều kiện làm việc của đầu thu là khó kiểm soát, nên đầu thu kỹ thuật số ngoài

khả năng tương thích chuẩn, khả năng tương thích với hệ thống phát, phần mềm, đầu thu còn phải được kiểm tra khả năng đáp ứng các yêu cầu về điều kiện làm việc.

− Quá trình thực hiện các bài đo kiểm có thể được biến đổi tuỳ theo loại hình dịch vụ, nâng cấp về chuẩn, yêu cầu về chức năng của đầu thu.

Một phần của tài liệu đầu tư thiết bị đo kiểm chất lượng kỹ thuật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w