Hoàn thiện chính sách phát trỉên thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường QLNN đối với thương mại dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay (Trang 45 - 46)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

3. Chính sách thương mại dịch vụ

3.1. Hoàn thiện chính sách phát trỉên thương mại dịch vụ

Việc khắc phục những mâu thuẫn trong chính sách thương maị dịch vụ của nước ta phụ thuộc nhiều vào vấn đề đổi mới quan điểm về thương maị dịch vụ và việc xây dựng một cơ chế quản lý thương maị dịch vụ thống nhất. Điều quan trọng nhất là các cơ quan quản lý chức năng phải khẩn trương xác định các mục tiêu phát triển thương mại dịch vụ của đất

nước bao gồm ngành được ưu tiên phát triển, cách thức và nguồn lực đươc huy động để đạt được mục tiêu và quan trọng nhất là xác định mức độ và cách thức bảo hộ đối với ngành dịch vụ v.v... Trên cơ sở đó, nước ta cần tập trung điều chỉnh những bất cập sau:

- Thống nhất chính sách phát triển dịch vụ trong các luật và qui định có liên quan mà cụ thể là cần sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài Luật thuế giá trị gia tăng và những qui định có liên quan.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích xuất khẩu dịch vụ như mở rộng phạm vi của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu mà hiện nay đang dành riêng cho xuất khẩu hàng hoá cũng cần phải xem xét để hỗ trợ phát trỉên các ngành dịch vụ có tiềm năng xuất khẩu của đất nước.

- Một vấn đề cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ vì đây là nguồn quan trọng thu hút những ngành có công nghệ tiên tiến, hiện đại, tận dụng nguồn chất xám của đất nước.Kinh nghiệm của Trung Quốc, Ân Độ về thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ là bài học rất đáng tham khảo. Chính sách thương mại dịch vụ của nước ta cần khuyến khích

các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư ( mở rộng tiếp cận thị trường theo phương thức 3) nhưng phải bảo đảm phù hợp với định hướng của chính sách thương mại dịch vụ của nước ta. Điều này có thể đạt được thông qua các biện pháp cụ thể như sau:

+ Xây dựng hệ thống pháp lý quy định chặt chẽ quá trình chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài hay các tiêu chuẩn đầu tư và kỹ thuật chặt chẽ cho từng ngành;

+ Quy định mức độ tham gia của doanh nghiệp nước ngoài trong từng lĩnh vực dịch vụ bao gồm vấn đề quy mô vốn, thị phần;

+ Đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước quyền được chủ động mọi quyết định liên quan đến kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển ngành. Sau khi cấp phép đầu tư, ta phải loại trừ hoàn toàn những hạn chế phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước;

+ Chủ động xây dựng các quy định bảo đảm chất lượng dịch vụ và sự vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống, đặc biệt trong các ngành nhạy cảm như viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường QLNN đối với thương mại dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w