Theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội (Trang 30 - 31)

(Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số lượng Số lượng % tăng Số lượng % tăng

Tiết kiệm 189 230 20,67% 272 18,3%

Kì phiếu 53 23 -56,6% 19 -17,4%

Chứng chỉ tiền gửi 28 14 -50% 20 42.9%

Tiền gửi thanh toán 150 189 26% 267 41,3%

Tiền gửi có kì hạn 288 455 58% 544 19,6%

Trái phiếu 10 10 0% 10 0%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Hà Nội 3 năm qua)

Hình 3. Biểu đồ nguồn vốn huy động theo hình thức

Sự khác nhau về lượng vốn huy động theo từng hình thức huy động đã được thể hiện rõ nét trên bảng số liệu và biểu đồ trên.

- Trong cả 3 năm, 3 hình thức huy động là: Tiết kiệm, Tiền gửi thanh toán và Tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế luôn chiếm số lượng lớn, cao gấp 2 đến 3 lần so với các hình thức còn lại. Tỷ lệ tăng trưởng chung của nhóm này cũng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sự tăng trưởng của tiền thanh toán : năm 2008 tăng 26% so với năm 2007; năm 2009 tăng 41,3% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh này là do tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế trên địa bàn khá dần lên và chi nhánh mối quan hệ tốt với các tổ chức đó. Hình thức huy động bằng nhận tiền gửi tiết kiệm cũng tăng đều qua 3 năm, chứng tỏ người dân ngày càng ưa thích gửi tiết kiệm tại chi nhánh.

Ba hình thức huy động: Trái phiếu, Kì phiếu, Chứng chỉ tiền gửi đều chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và tăng rất chậm qua 3 năm. Cụ thể: lượng vốn thu được từ bán trái phiếu chỉ xấp xỉ 10 tỷ đồng trong cả 3 năm, lượng vốn từ kì phiếu thì giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009, tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi thì giảm mạnh ở năm 2008 (50%) nhưng lại tăng 42,9% ở năm 2009

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội (Trang 30 - 31)