(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng Số lượng % tăng Số lượng % tăng
Dân cư 309 276 -10,7% 330 19,6%
Tổ chức 410 645 57,3% 802 24,3%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Hà Nội 3 năm qua)
Hình 1. Biểu đồ huy động vốn theo đối tượng của chi nhánh Hà Nội
Qua bảng số liệu và biều đồ trên ta có nhận xét chung về tình hình huy động vốn theo đối tượng của chi nhánh Hà Nội như sau :
- Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm phần ít hơn nguồn vốn huy động từ tổ chức, cao nhất là năm 2007: tỷ lệ huy động vốn từ dân cư chiếm 43% tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ trên thấp nhất vào năm 2009: là 29% . Khoảng cách giữa nguồn vốn huy động từ dân cư và từ tổ chức ngày càng rộng ra sau mỗi năm: từ 101 tỷ đồng (năm 2007) lên tới 472 tỷ đồng (năm 2009)
- Bên cạnh đó, sự tăng trưởng tiền huy động từ dân cư mỗi năm cũng thấp, thậm chí giảm hơn 10% vào năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chính sách huy động những năm trước của chi nhánh Hà Nội chưa chú ý tới việc huy động vốn từ dân cư và tình hình tích luỹ tiết kiệm của người dân trên địa bàn chưa cao. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức lại tăng mạnh và đều đặn mỗi năm tăng hơn 200 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng luôn trên 50%. Đây lại là điều đáng mừng cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh, nó cũng thể hiện sự tập trung huy động vốn từ tổ chức của chi nhánh. Thực ra đây cũng là điều dễ hiểu bởi chi nhánh luôn có
mối quan hệ tốt với khá nhiều tổ chức kinh tế lớn trên địa bàn nên lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức này tại chi nhánh nhiều, dẫn tới lượng vốn huy động lớn
- Tuy nhiên nếu cứ duy trì tình trạng không cân đối trong cơ cấu huy động vốn theo đối tượng và sụt giảm của lượng vốn huy động từ dân cư như vậy thì rất không tốt cho hoạt động của chi nhánh. Bởi nguồn vốn huy động từ dân cư có tính chất ổn định, lâu dài hơn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Do vậy trong những năm tiếp theo Chi nhánh Hà Nội nên chú ý hơn tới việc huy động vốn từ dân cư, cơ cấu lại 2 thành phần vốn này cho hợp lý hơn