Biểu đồ 2.9. Hệ số hao mòn TSCĐ giai đoạn 2010 – 2012

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần 3b (Trang 55 - 82)

2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa 2010 và 2011 Chênh lệch giữa 2011 và 2012

Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

Doanh thu thuần nghìn đồng 18.677.780 23.405.556 11.744.508 4.727.776 25,31 (11.661.048) (49,82) Hàng tồn kho nghìn đồng 3.154.895 2.499.075 2.783.290 (655.820) (20,79) 284.215 11,37 Khoản phải thu khách hàng nghìn đồng 2.295.929 5.969.775 3.665.201 3.673.846 160,02 (2.304.574) (38,60) Nợ phải trả người bán nghìn đồng 1.916.045 2.031.287 1.462.663 115.242 6,01 (568.624) (27,99) Giá vốn hàng bán nghìn đồng 16.678.960 21.560.796 9.972.929 4.881.836 29,27 (11.587.867) (53,75)

Số vòng quay của HTK Vòng 5,92 9,37 4,22 3,45 58,20 (5,15) (54,95)

Chu kỳ lƣu kho Ngày 60,81 38,44 85,32 (22,37) (36,79) 46,88 121,95

Số vòng quay các khoản phải thu Vòng 8,14 3,92 3,20 (4,21) (51,81) (0,72) (18,27)

Thời gian thu nợ bình quân Ngày 44,25 91,82 112,35 47,57 107,49 20,53 22,36

Chu kỳ kinh doanh Ngày 105,06 130,26 197,66 25,20 23,98 67,40 51,75

Thời gian thanh toán nợ Ngày 41,36 33,92 52,80 (7,44) (18,00) 18,88 55,66

Kỳ luân chuyển tiền Ngày 63,70 96,34 144,86 32,64 51,24 48,52 50,36

Số vòng quay HTK: Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá việc doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả HTK hay không. Việc duy trì một lượng HTK hợp lý góp phần đảm bảo HĐSXKD được thực hiện liên tục và hiệu quả, bên cạnh đó cũng tiết kiệm giảm thiểu được chi phí dự trữ HTK.

Số vòng quay HTK tăng nhanh từ 5,92 vòng ở năm 2010 lên 9,37 vòng ở năm 2011 và lại giảm xuống còn 4,22 vòng ở năm 2012. Năm 2011, số vòng quay HTK tăng 3,45 vòng tương ứng tăng 58,2% so với năm 2010 do doanh thu thuần tăng nhanh 25,31% trong khi HTK lại giảm xuống mức 20,79% so với năm 2011 nên số vòng quay đã cao hơn. Điều này chứng tỏ trong năm 2011, lượng vật tư hàng hóa đã được bộ phận sản xuất sử dụng tăng đồng thời lượng sản phẩm cũng được bán ra nhiều làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên. Tuy nhiên, số vòng quay HTK năm 2011 của Công ty là 9,37 vòng là hơi cao so với mức trung bình nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, dễ khiến Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng khi cần thiết, từ đó dễ bị đối thủ cạnh tranh giành mất khách hàng.

Sang đến năm 2012, để khắc phục những nhược điểm trên, số vòng quay HTK đã được điều chỉnh giảm 5,15 vòng tương ứng giảm 54,95% so với năm trước còn 4,11 vòng do tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần giảm mạnh hơn tốc độ tăng trưởng của khoản mục HTK tạo ra mức chênh lệch nhiều nên số vòng quay giảm xuống đáng kể. Hàng tồn trong kho nhiều hơn tuy phát sinh một lượng chi phí không nhỏ cho Công ty trong việc cất trữ nhưng lại mang đến sự linh hoạt trong việc cung ứng hàng hóa khi thị trường có biến động.

Chu kỳ lưu kho: Việc duy trì một lượng HTK hợp lý góp phần đảm bảo HĐSXKD được thực hiện liên tục và hiệu quả, bên cạnh đó cũng tiết kiệm, giảm thiểu được chi phí dự trữ HTK. Chu kỳ lưu kho là chỉ tiêu quan trọng đánh giá việc Công ty có sử dụng hiệu quả HTK hay không.

Năm 2010, chu kỳ lưu kho là 60,81 ngày, năm 2011 giảm còn 38,44 ngày tương ứng giảm 36,79% nghĩa là trong năm 2010, sau 60,81 ngày lượng HTK mới chuyển thành doanh thu. Năm 2011, là 38,44 ngày. Năm 2012, chu kỳ lưu kho tăng 46,88 ngày tương ứng tăng 121,95% so với năm 2011 lên mức 85,32 ngày tức là năm 2012 phải mất đến 85,32 ngày, HTK mới có thể chuyển được thành doanh thu. HTK chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của Công ty, làm phát sinh chi phí bảo quản và các chi phí kho bãi. Vì vậy Công ty đang áp dụng mô hình quản lý HTK ABC vì đây là một mô hình phù hợp với điều kiện SXKD của Công ty. HTK có tính ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng TSNH ở khâu dự trữ. Chu kỳ lưu kho của Công ty Cổ phần 3B khá cao phần lớn do chịu sự tác động bởi cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới khiến cho nhu cầu mua sắm mới các máy móc dụng cụ công nghiệp của Công ty đối tác trong và ngoài nước giảm.

Số vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ và chính sách tính dụng của doanh nghiệp. Qua bảng số, ta thấy vòng quay giảm dần đều qua mỗi năm.

Từ năm 2010 giá trị của số vòng quay các khoản phải thu là 8,14 vòng, năm 2011 còn 3,92 vòng. Đó là do sự tăng lên một cách nhanh chóng của các khoản phải thu khách hàng so với doanh thu thuần khi nó cũng tăng lên nhưng ở mức độ chậm hơn. Sang đến năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu chỉ còn 3,20 vòng do doanh thu thuần của Công ty giảm mạnh đến 49,82% trong khi các khoản phải thu giảm ít hơn là 38,6% so với năm 2011.

Đây là một chỉ tiêu cho thấy chính sách tín dụng mà Công ty đã áp dụng với khách hàng chưa hiệu quả. Các vòng quay giảm dần cho thấy số tiền của Công ty bị khách hàng chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của Công ty trong việc sử dụng vốn và có thể Công ty còn phải đi vay ngân hàng để tiếp tục HĐSXKD. Do vậy, Công ty cần chú trọng hơn vào các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi để có thể sử dụng những khoản tín dụng ấy đầu tư vào các tài sản khác phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty hoặc đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn dễ sinh lời.

Thời gian thu nợ bình quân: Đó là thời gian để Công ty thu hồi được các khoản phải thu của mình và là số ngày mà Công ty cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, thể hiện chính xác và rõ ràng hơn khả năng thu hồi nợ của Công ty. Thời gian thu hồi càng dài thì chu kỳ SXKD của doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng.

Trong ba năm 2010, 2011 và 2012, giá trị của chỉ tiêu này tăng lên với thời gian lần lượt là: 44,25 ngày, 91,82 ngày và 112,35 ngày. Do ảnh hưởng của chính sách tín dụng nới lỏng của Công ty trong năm 2011 nên khoản phải thu khách hàng tăng đến 160,02%, khiến thời gian thu nợ bình quân trong năm tăng lên. Sang đến năm 2012, các khoản phải thu khách hàng có giảm xuống do Ban giám đốc đã rút kinh nghiệm từ năm 2011 để thắt chặt chính sách tín dụng với khách hàng hơn nhưng do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới khiến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của Công ty không bằng năm trước khiến doanh thu thuần giảm nhanh hơn các khoản phải thu trong năm.

Đây là một dấu hiệu không tốt khi Công ty khó thu hồi được các khoản nợ và làm tăng thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng đối với Công ty. Thời gian thu tiền dài, Công ty bị chiếm dụng vốn lớn và lâu làm tăng áp lực huy động vốn để đầu tư, dẫn đến rủi ro nợ xấu của Công ty tăng. Do vậy, bộ phận quản lý công nợ của Công ty cần phải có phương án làm giảm thời gian thu nợ bình quân.

Chu kỳ kinh doanh: Chu kỳ kinh doanh cho ta biết khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp mua NVL để sản xuất cho đến khi thu được tiền bán hàng mất thời gian là bao lâu. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào thời gian thu nợ bình quân và chu kỳ lưu kho.

Chu kỳ kinh doanh năm 2010 của Công ty là 105,06 ngày và sang đến năm 2011 thì giá trị đã tăng lên 25,20 ngày so với năm 2010 là 130,26 ngày bởi trong năm 2011, thời gian thu nợ bình quân đã tăng lên 107,49%, nhiều hơn so với mức giảm của chu kỳ lưu kho là 36,79% nên vẫn đủ để làm tăng chu kỳ kinh doanh của Công ty. Sau đó, chỉ số tiếp tục tăng lên 67,40 ngày tương ứng tăng 51,75% so với năm trước đó là 2011 và có chu kỳ kinh doanh đạt mức 197,66 ngày vào năm 2012 do chu kỳ lưu kho lẫn thời gian thu nợ bình quân của Công ty đều tăng, nhất là chu kỳ lưu kho tăng mạnh đến 121,95%.

Qua việc phân tích, ta thấy chu kỳ kinh doanh của Công ty vẫn đang tương đối dài, giá trị của chu kỳ tăng liên tục qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. Chu kỳ kinh doanh mang lại kết quả chưa tốt cho tương lai do vậy việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh là một trong những chính sách nhằm giúp Công ty rút ngắn kỳ luân chuyển tiền từ đó đẩy nhanh vòng vốn.

Thời gian thanh toán nợ: Phản ánh khả năng, chính sách thanh toán của doanh nghiệp. Thời gian thanh toán nợ phụ thuộc vào nợ phải trả người bán và GVHB của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thanh toán nợ sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện cũng như chính sách tín dụng của nhà cung cấp. Thời gian thanh toán nợ tăng, giảm qua các năm được thể hiện như sau:

Năm 2010, số ngày thanh toán nợ của Công ty là 41,36 ngày, sang đến năm 2011, chỉ tiêu giảm xuống còn 33,92 ngày, tương ứng giảm 18% so với năm 2010 do trong năm 2011, GVHB của doanh nghiệp tăng tới 29,27% so với năm 2010, tăng nhanh hơn nợ phải trả người bán chỉ tăng với tốc độ 6,01%. Sang tới năm 2012, số ngày thanh toán nợ cho nhà cung cấp lại là 52,80 ngày, tăng 18,88 ngày so với năm 2011 bởi chênh lệch giảm của GVHB lên tới 53,75% lớn hơn mức giảm của khoản mục nợ phải trả người bán.

Ngoài ra khi so sánh thời gian thanh toán nợ với thời gian thu nợ bình quân, ta thấy thời gian thu nợ bình quân của Công ty vẫn dài cho thấy hiện tại Công ty có nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng lớn hơn nguồn vốn Công ty chiếm dụng được của bên cung cấp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến uy tín của Công ty khi chậm trễ trong việc thu hồi các khoản tín dụng để chi trả tiền cho nhà cung cấp và thực hiện các HĐSXKD khác.

Kỳ luân chuyển tiền: Là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp cho biết số ngày doanh nghiệp cần tiền để chi cho các khoản phải thu và HTK sau khi đã xem xét trừ đi thời gian trả nợ cho người bán. Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2010 – 2012, thời gian quay vòng tiền của Công ty Cổ phần 3B liên tục tăng trên 45% so với năm trước. Kỳ luân chuyển tiền tăng là do chu kỳ kinh doanh của Công ty tăng nhanh hơn mức tăng của thời gian thanh toán nợ phải trả qua các năm.

Kỳ luân chuyển tiền năm 2010 là 63,70 ngày, đến năm 2011 thì giá trị để luân chuyển tiền đã tăng lên 32,64 ngày so với năm 2010 và đạt giá trị là 96,34 ngày do chu kỳ kinh doanh của năm 2011 tăng 25,20 ngày so với năm 2010 trong khi thời gian thanh toán nợ giảm 7,44 ngày. Vào năm 2012, kỳ luân chuyển tiền của Công ty tiếp tục tăng lên 48,52 ngày so với năm 2011 và có giá trị là 144,86 ngày bởi trong năm 2012, chu kỳ kinh doanh tăng lên đến 67,4 ngày, lớn hơn mức tăng của thời gian thanh toán nợ là 18,88 ngày.

Kỳ luân chuyển tiền của doanh nghiệp những năm gần đây vẫn giữ ở mức khá cao cho thấy thời gian để Công ty chi tiền mặt trong kỳ dùng cho HĐSXKD và các hoạt động khác của Công ty có xu hướng tăng dần. Từ đó Ban giám đốc Công ty ít phải trích quỹ tiền mặt để đáp ứng khả năng thanh toán các khoản phải trả trong khi chờ thu tiền từ phía khách hàng. Do vậy, việc rút ngắn thời gian chiếm dụng vốn khi mua hàng phần nào giúp Công ty có thêm uy tín với các nhà cung cấp nhưng lại khiến kỳ luân chuyển tiền tăng lên và thu hẹp nguồn vốn sử dụng cho các HĐSXKD khác của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng và khả năng sinh lời TSNH

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng TSNH giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 CL 10 - 11 CL 11 - 12

Doanh thu thuần nghìn đồng 18.677.780 23.405.556 11.744.508 4.727.776 (11.661.048)

Lợi nhuận sau thuế nghìn đồng 403.314 467.457 223.212 64.143 (244.245)

Tài sản ngắn hạn nghìn đồng 8.523.415 9.459.409 6.966.620 935.994 (2.492.789)

Hiệu suất sử dụng

TSNH Lần 2,19 2,47 1,69 0,28 (0,79)

Hệ số sinh lợi trên

TSNH % 4,73 4,94 3,20 0,21 (1,74)

Hiệu suất sử dụng TSNH: Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSNH đưa vào sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Biểu đồ 2.5. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn 2010 – 2012

(Đơn vị tính: lần)

Qua biểu đồ 2.5 ta có thể thấy hiệu quả sử dụng TSNH bình quân trong 3 năm của Công ty trung bình bằng 2 lần. Điều này chứng tỏ rằng một đồng TSNH của doanh nghiệp tạo ra được 2 đồng doanh thu thuần. Mức độ tăng giảm cụ thể qua các năm 2010, 2011 và 2012 như sau:

Hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty năm 2010 tương đối tốt, đạt mức 2,19 lần, tương đương với việc cứ một đồng tài sản ngắn hạn được đưa vào sử dụng thì sẽ thu về 2,19 đồng doanh thu. Sang năm 2011, cùng một đồng tài sản ngắn hạn được đưa vào đã thu lại được 2,47 đồng doanh thu, tăng 0,28 đồng so với năm 2010. Tốc độ tăng doanh thu là 25,31% trong năm 2011, lớn hơn tốc độ tăng TSNH là 10,98% nên chỉ số này tăng. Bên cạnh đó trong năm 2011, lượng HTK của Công ty được giữ ở mức tương đối thấp. Đến năm 2012, trong khi TSNH giảm 26,35% thì tốc độ giảm của doanh thu thuần lại là 49,82%, điều đó khiến hiệu suất giảm xuống chỉ còn 1,69 lần chứng tỏ năm 2012, Công ty đã gặp những khó khăn nhất định trong công việc của mình.

Chỉ tiêu này trong 2 năm qua của Công ty là tương đối thấp và điều này cho thấy rằng khả năng quản lý tài sản, nhất là về việc quản lý HTK trong năm 2012 của doanh nghiệp chưa tốt bởi giá trị lượng hàng hóa trong kho lớn, lên tới 2.783.290 nghìn đồng. Vì vậy Công ty nên nhanh chóng xử lý lượng HTK đồng thời thu hồi số nợ tồn đọng để nâng cao doanh thu và hiệu suất sử dụng TSNH trong những năm tới.

Hệ số sinh lời trên TSNH: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng TSNH đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.6. Hệ số sinh lợi trên TSNH giai đoạn 2010 – 2012

(Đơn vị tính: %)

Qua biểu đồ 2.6 ta có thể thấy hệ số sinh lợi trên TSNH bình quân trong 3 năm của Công ty trung bình bằng 4,29 lần. Điều này chứng tỏ rằng trong 100 đồng đầu tư vào TSNH của doanh nghiệp tạo ra được 4,29 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lời trên TSNH năm 2011 tăng lên so với năm 2010 là 0,21% từ 4,73% đến 4,94%, tương đương với 100 đồng đầu tư vào TSNH sẽ đem lại 4,73 đồng lợi nhuận vào năm 2010 và 4,94 đồng trong năm 2011. Hệ số sinh lợi TSNH của Công ty tăng do lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 13,72% so với năm 2010, lớn hơn tốc độ tăng TSNH là 10,98% kéo theo giá trị của chỉ số này tăng. Hệ số sinh lời trên TSNH của năm 2011 là rất tốt vì lượng TSNH tăng thêm đã nâng cao được mức lợi nhuận.

Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số này lại bị giảm đi rõ rệt, giảm xuống còn 3,20% vào năm 2012 tương ứng giảm 1,74% so với năm trước đó nghĩa là 100 đồng tài sản đưa vào chỉ thu được lợi nhuận ở mức 3,2 đồng do doanh thu thuần giảm tương đối đến 49,82% trong khi TSNH giảm 26,35%. Điều đó cho thấy hiệu quả HĐSXKD trong Công ty đang có dấu hiệu đi xuống. Vì vậy, Ban giám đốc Công ty nên xem xét và điều chỉnh công tác quản lý TSNH tại các phòng ban sao cho hợp lý để từ đó thu về được nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

2.2.4.3. Hiệu quả sử dụng TSDH của Công ty Cổ phần 3B

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần 3b (Trang 55 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)