2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa 2010 và 2011 Chênh lệch giữa 2011 và 2012
Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng
Tài sản ngắn hạn nghìn đồng 8.523.415 9.459.409 6.966.620 935.994 10,98 (2.492.789) (26,35) Tiền và các khoản tương đương tiền nghìn đồng 261.940 216.496 123.098 (45.444) (17,35) (93.398) (43,14) Hàng tồn kho nghìn đồng 3.154.895 2.499.075 2.783.290 (655.820) (20,79) 284.215 11,37 Nợ ngắn hạn nghìn đồng 4.412.709 6.027.780 3.538.834 1.615.071 36,60 (2.488.946) (41,29)
Chi phí lãi vay nghìn đồng 94.289 183.092 393.767 88.803 94,18 210.675 115,07
Lợi nhuận trước thuế nghìn đồng 537.751 566.616 280.678 28.865 5,37 (285.938) (50,46)
Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,93 1,57 1,97 (0,36) (18,64) 0,40 25,49
Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,22 1,15 1,18 (0,07) (5,75) 0,03 2,61
Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,06 0,04 0,03 (0,02) (33,69) (0,01) (27,84)
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lần 6,70 4,09 1,71 (2,61) (38,94) (2,38) (58,12)
Biểu đồ 2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2010 – 2012
(Đơn vị tính: Lần)
Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán các khoản nợ phải trả.
Như vậy chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2010, mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty có 1,93 đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán, năm 2011 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,57 đồng TSNH để thanh toán và trong năm 2012 con số này có giá trị là 1,97. Khả năng thanh toán của Công ty tại năm 2011 giảm 0,36 lần so với năm 2010 tương ứng giảm 18,64%. Nguyên nhân khiến giá trị của hệ số giảm vào năm 2011 là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn trong năm đó cao hơn so với tốc độ tăng của TSNH. Trong năm 2011, Công ty cần nhiều NVL hơn để sản xuất hàng hóa nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhưng do hàng hóa chưa bán được nên chưa có tiền để thanh toán các khoản tín dụng thương mại cho bên cung cấp.
Tới năm 2012, hệ số tăng lên đến 1,97 lần vào năm 2012, tăng 0,40 lần tương đương tăng 25,49% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến chỉ tiêu này tăng lên là do Công ty đã bán được một phần hàng trong kho từ năm 2011 vì vậy nhằm tạo lòng tin với nhà cung cấp, Công ty đã thanh toán các khoản còn nợ cho người bán, làm tốc độ giảm của nợ ngắn hạn cao hơn của TSNH nên hệ số thanh toán hiện hành của Công ty lại tăng lên.
Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, hệ số này đều có giá trị lớn hơn 1, đạt mức an toàn chứng tỏ giá trị TSNH của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, điều đó cho thấy TSNH của Công ty được giữ ở mức đủ để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh: Giá trị của hệ số thanh toán nhanh phản ánh việc doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán HTK.
Năm 2010, khả năng thanh toán nhanh đạt 1,22 lần, đến năm 2011 giảm xuống còn 1,15 lần, tương đương giảm 5,75% so với năm trước đó và đến năm 2012 giá trị của hệ số lại tăng nhẹ lên 1,18 lần tương đương tăng 2,61% so với năm 2011. Khả năng thanh toán nhanh giảm vào năm 2011 là do TSNH tăng lên 10,98% nhưng HTK lại giảm tới 20,79% và nợ ngắn hạn tăng 36,60% so với năm 2010. Sang tới năm 2012, lượng tăng của hệ số thanh toán nhanh tăng ít, chỉ tăng 0,03 lần là do TSNH giảm 26,35% cùng với khoản nợ ngắn hạn giảm đi 41,29% và lượng tăng HTK có tăng lên 11,37% so với năm 2011.
Nhìn chung, tỷ số này qua các năm đều lớn hơn 1 và được duy trì ở mức cao cho thấy giá trị TSNH có tính thanh khoản nhanh của Công ty lớn hơn giá trị của các khoản nợ ngắn hạn, chứng tỏ các TSNH có thể sử dụng ngay của Công ty sẽ đủ để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phải chịu bất cứ áp lực nào từ phía chủ nợ.
Hệ số thanh toán tức thời: Là hệ số phản ánh mức độ cao nhất khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi bị chủ nợ yêu cầu thanh toán ngay lập tức các khoản tín dụng thương mại mà doanh nghiệp đang chiếm dụng. Mặc dù Công ty có các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn nhưng do lượng tiền mặt sẵn có dự trữ tại Công ty không cao và có xu hướng giảm, tiền và các khoản tương đương tiền luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn khoản mục nợ phải trả trong tổng tài sản - nguồn vốn, nên giá trị của hệ số này luôn ở mức < 1 trong cả 3 năm.
Trong năm 2010, hệ số thanh toán tức thời có giá trị là 0,06 lần, đến năm 2011 đạt 0,04 lần, giảm 0,02 lần tương ứng giảm 33,69% so với năm trước đó là 2010 và đã tiếp tục giảm xuống 0,01 lần còn 0,03 lần vào năm 2012, tương ứng giảm 27,84% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn tới giá trị của hệ số thanh toán tức thời liên tục giảm qua các năm là vì khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền liên tiếp bị cắt giảm trong các năm 2011 và 2012 để Công ty sử dụng tiền mặt nhằm mở rộng và tăng cường đầu tư vào các khoản mục tài sản khác có giá trị như HTK. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng, Công ty không thể đủ khả năng để có thể trang trải khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
Đến thời điểm năm 2012, qua phân tích các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán tức thời của Công ty có thể thấy với lượng tiền và các khoản tương đương tiền hiện có thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn vẫn chưa thực sự tốt. Để khắc phục nhược điểm này, Ban giám đốc Công ty cần đưa ra ngay các biện pháp cải thiện khả năng thanh toán tức thời nhằm đáp ứng các khoản tín dụng thương mại khi chủ nợ yêu cầu thanh toán ngay.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này cho ta biết lợi nhuận trước thuế bao gồm lãi vay của doanh nghiệp có đủ để đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay hằng năm hay không.
Hệ số này trong năm 2010 có giá trị khá lớn, lên đến 6,70 lần và giảm dần qua các năm sau đó. Năm 2011 hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty có giá trị là 4,09 lần, giảm 38,94% so với năm trước đó. Điều này cho thấy rằng trong năm 2011 Công ty đã làm ăn có lãi, lợi nhuận ở mức thấp nhưng vừa đủ để sau khi thanh toán lãi vay, Công ty vẫn còn để lại một phần lợi nhuận nhỏ. Trong 2 năm 2010 và 2011, hệ số thể hiện khả năng thanh toán lãi vay của Công ty luôn được duy trì trên mức an toàn tối thiểu cho hệ số này là 2. Tuy nhiên sang đến năm 2012, giá trị này lại sụt giảm tới 58,12% so với năm 2011 và chỉ còn lại ở mức 1,71 lần, khiến khả năng trả lãi của Công ty không được đảm bảo như 2 năm trước đó và mức độ sẵn sàng thanh toán các khoản đi vay chưa cao.
Vì vậy, Công ty cần phải có những biện pháp nhằm làm tăng hiệu quả của HĐSXKD trong kỳ và tăng cường công tác quản lý các khoản chi phí phát sinh để tối đa hóa lợi nhuận thu về nhằm nhanh chóng nâng cao mức độ uy tín trong thanh toán với các chủ nợ cũng như làm tăng khả năng đáp ứng chi trả lãi vay của Công ty để từ đó tăng mức độ hài lòng của các nhà đầu tư.
Qua việc xem xét, phân tích và đánh giá bốn chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 có thể thấy Ban giám đốc của Công ty cổ phẩn 3B đang duy trì chính sách quản lý thận trọng với việc duy trì khả năng thanh toán các khoản tín dụng thương mại ở mức an toàn, đủ để đảm bảo về mặt tài chính cho doanh nghiệp mà không phải chịu các áp lực cũng như rủi ro trong việc thanh toán các khoản vay.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của Công ty giai đoạn 2010 – 2012