§15 Thi công móng nông
15.2.1. Bảo vệ thành hố móng bằng ván lát
a)- Phạm vi sử dụng, cấu tạo:
Phạm vi sử dụng: Dùng ở nơi mực nước ngầm thấp hơn đáy móng.
Tác dụng: giữ cho vách hố móng ổn định hạn chế bớt việc dịch chuyển đất gây lún cho các công trình bên cạnh.
Cấu tạo (xem hình vẽ) gồm các bộ phận sau: ván lát ngang+thanh nẹp đứng+thanh chống ngang
+ Thanh nẹp: gỗ vuông hoặc tròn: d =12÷16 cm; + Thanh chống: d =14 ÷ 22 cm.
b)- Tính toán hệ ván lát:
Áp lực đất xác định theo lý thuyết Cu lông (Cơ học đất); chú ý nếu trên mặt đất có tải trọng phân bố đều q tác dụng thì phải kể ảnh hưởng của nó.
pa=γ. ka . z ; ka=tg2(450-ϕ/2);
pa=γ. ka . z + ka. q có tải trọng q trên mặt đất.
+ Ván lát: Có tiết diện (b x δ), chiều dài lớn, do đó coi là dầm (siêu tĩnh) gối lên các thanh nẹp; nhịp của ván là L1; (nếu các thanh nẹp bố trí đều nhau).
Kiểm tra với ván dưới cùng vì chúng chịu tải trọng nhiều nhất (p3). Mô men:
21 1
L M = p
Ứng suất: max u M R W σ = <
trong đó: p3 = γ. ka . h. b ; W =b.δ2 6 là mô men kháng uốn của ván; Ru- cường độ chịu uốn tính toán của gỗ.
+ Thanh nẹp: Sơ đồ tính coi là dầm đơn giản (thiên về an toàn): Mô men: 2 max 8 i i h M = p Ứng suất: max u M R W σ = <
trong đó: pi- tải trọng trên nhịp hi của thanh nẹp; Mmax - mô men lớn nhất để kiểm tra ứng suất.
+ Thanh chống: Thanh chịu nén đúng tâm; lực tác dụng chính là tải trọng phân bố trên diện Fp = L1.hi ; công thức kiểm tra: max
n R R F σ φ = <
trong đó: Rmax- phản lực tác dụng lớn nhất lên thanh chống; F- diện tích tiết diện ngang thanh chống; ϕ - hệ số uốn dọc; Rn- cường độ chịu nén dọc thớ của gỗ.
Chú ý: Khi hố móng rộng các thanh chống có thể thay bằng cọc chống xiên hoặc dây neo.