tự nhiên
Giá trị huỳnh quang tối thiểu (Fo) vào tháng 5 dao động không lớn giữa các trạm, trong khoảng 2.15 – 4.52, cao nhất tại trạm Mũi Chụt. Giá trị huỳnh quang cực đại (Fm) cũng có xu hướng giống như Fo, dao động từ 2.22 – 7.91 và cũng cao nhất tại trạm Mũi Chụt. Giá trị huỳnh quang tối thiểu Fo và huỳnh quang cực đại Fm cùng xu hướng thấp hơn ở xa bờ như trạm 1 – ngoài khơi và trạm 7 – ngồi khơi phía nam hịn Tre và cao nhất ở Mũi Chụt. Điều này có thể giải thích từ các điều kiện môi trường của TVPD như dinh dưỡng bị giới hạn ở các trạm ngoài khơi vịnh Nha Trang nhưng lại cao ở trạm ven bờ Mũi Chụt – nơi tiếp nhận nguồn thải trực tiếp từ khu dân cư Mũi Chụt, các hoạt động cảng và khu kinh doanh dịch vụ du lịch Bảo Đại.
Trong tháng 6, giá trị huỳnh quang tối thiểu Fo, tương tự như trong tháng 5, dao động nhỏ giữa các trạm và tầng thu mẫu từ 2.38 – 6.17, trung bình 4.22. Fo cao nhất ghi nhận tại trạm cửa sông Cái và ở tầng đáy trạm ngoài khơi và giữa vịnh Nha Trang. Giá trị huỳnh quang cực đại Fm cũng dao động lớn hơn Fo, trong khoảng từ 2.97 – 13.87, trung bình 6.98 và có cùng xu hướng biến thiên với Fo.
Hiệu suất quang hợp (Fv/Fm) trong tháng 5 dao động từ 0.028 đến 0.427 và chênh lệch rõ rệt giữa các trạm trong khu vực nghiên cứu (Hình 3.4).
Hình 3.4. Hiệu suất quang hợp của TVPD ngồi tự nhiên, tháng 5
Fv/Fm cao nhất tại trạm ven bờ Mũi Chụt, thấp nhất tại trạm 4, khu vực ven bờ thành phố Nha Trang, và trạm Hòn Mun. Mặt cắt từ cửa sơng Cái ra ngồi khơi (các trạm 3-2-1) có hiệu suất quang hợp cao ở trạm giữa vịnh chứng tỏ điều kiện sinh thái khu vực này thuận lợi hơn cho TVPD sinh trưởng. Mặt cắt ven bờ (trạm 4, Mũi Chụt và trạm 5) có Fv/Fm cao nhất ở trạm Mũi Chụt do khu vực này là vùng bị xáo trộn lớn (Nguyễn Tác An 2007) chịu tác động của nguồn nước thải sinh hoạt khu dân cư Mũi Chụt và nguồn vật chất từ sông Cửa Bé đưa lên dưới tác động của dịng chảy hướng Đơng Nam trong mùa khơ (Lê Đình Mầu 2010). TVPD khu vực này phát triển mạnh với hàm lượng chl-a đo được là cao nhất (0.48µg/L). Tuy nhiên, tại trạm 4 mặc dù hàm lượng chl-a tương đối cao (0.38µg/L) nhưng tỷ lệ Fv/Fm lại thấp nhất (0.028) trong tồn khu vực nghiên cứu. Điều này có thể được giải thích là mặc dù TVPD tại khu vực có sinh khối cao nhưng đang ở tình trạng sinh lý khơng tốt (ví dụ như ở pha suy tàn) gây nên khả năng quang hợp giảm. Hiệu suất quang hợp của TVPD ở 2 khu vực cửa sông Cái (trạm 3) và sông Cửa Bé (trạm 5) tỷ lệ thuận với sự gia tăng của tỷ số muối dinh dưỡng nitrat và photphat. Nhìn chung khả năng quang hợp của TVPD tồn vùng thời điểm tháng 5 có mối tương
quan với hàm lượng muối dinh dưỡng nitrat với hệ số tương quan R2 = 0.72 (Hình 3.7).
Hình 3.5. Hiệu suất quang hợp của TVPD ngoài tự nhiên, tháng 6
Trong tháng 6, hiệu suất quang hợp - Fv/Fm dao động lớn từ 0.033 – 0.554, trung bình 0.311. Chỉ số Fv/Fm thấp nhất ở tầng đáy trạm ngồi khơi (trạm 1) có khả năng do trạm này có độ sâu tương đối lớn (khoảng 30m) nên ánh sáng chiếu xuống tầng đáy giảm còn dưới 10% và nhiệt độ giảm mạnh xuống 22 oC, hơn nữa hàm lượng muối dinh dưỡng nitrat tại đây cũng thấp hơn so với các trạm khác nên đã ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của TVPD (Bảng 3.2 và Hình 3.5). Hiệu suất quang hợp tương đối cao khu vực ven bờ Mũi Chụt (Fv/Fm = 0.477) gần như không biến đổi so với tháng 5 (Fv/Fm = 0.427) và tháng 8 (Fv/Fm = 0.551) chứng tỏ khu vực này có điều kiện sinh thái ln ổn định và thuận lợi cho TVPD phát triển tốt (Hình 3.6). Hiệu suất quang hợp của TVPD trong tháng 8 dao động từ 0.152 – 0.551, trung bình 0.291. Ngược với tháng 6, tại trạm 1 – ngoài khơi, hiệu suất quang hợp tại tầng đáy cao gấp 2 lần so với tầng mặt (Hình 3.6).
Hình 3.6. Hiệu suất quang hợp của TVPD ngồi tự nhiên, tháng 8
Kết quả khảo sát đợt tháng 6 cho thấy, với mặt cắt từ cửa sơng ra ngồi khơi, hiệu suất quang hợp giảm dần từ cửa sơng Cái ra ngồi khơi cùng xu hướng giảm dần của hàm lượng chl-a (chl-a là một trong những chỉ số đặc trưng cho sinh khối TVPD) nhưng thực sự mối tương quan giữa chỉ số Fv/Fm với hàm lượng chl-a không tuân theo một quy luật cụ thể nào. Mặc dù hàm lượng chl-a phân tích được ở tầng đáy đều cho kết quả cao hơn tầng mặt nhưng hiệu suất quang hợp lại thấp hơn điều này chứng tỏ TVPD vẫn gia tăng sinh khối nhưng khả năng quang hợp và quá trình sản suất sơ cấp tại tầng đáy là thấp hơn (vào thời điểm thu mẫu tháng 6). Đặc biệt tại trạm 1 ngồi khơi có điều kiện dinh dưỡng giữa tầng mặt và tầng đáy không chênh lệch nhiều nhưng hiệu suất quang hợp ở tầng đáy giảm khoảng 4 lần chứng tỏ yếu tố ánh sáng và nhiệt độ tác động bất lợi tới khả năng quang hợp. Hiệu suất quang hợp khu vực cửa sông Cái, ven bờ Mũi Chụt và trong rạn san hô tương đối cao so với kết quả đo ngoài tự nhiên thường thấy (Fv/Fm ≈ 0.5). Nhìn chung hiệu suất quang hợp trung bình của khu vực nghiên cứu đo đợt tháng 6 và tháng 8 cao gấp 2 lần kết quả đo đợt tháng 5.
Hình 3.7. Tương quan giữa Fv/Fm và muối dinh dưỡng nitrat (µg/L), tháng 5 Trong tháng 6, khơng có tương quan tuyến tính giữa hiệu suất quang hợp Fv/Fm với hàm lượng chl-a, nhưng lại có mối tương quan cao (R2 = 0.92) giữa giá trị huỳnh quang tối thiểu Fo và hàm lượng chl-a (Hình 3.8). Tương quan tuyến tính giữa hiệu suất quang hợp với hàm lượng muối nitrat thấp hơn so với trong tháng 5 (R2=0.47). Tuy nhiên, trong tháng 8 các tương quan giữa Fv/Fm và các muối dinh dưỡng nitrate và phốt-phát cao nhưng đều là tương quan âm, điều này thể hiện điều kiện sinh thái rất phức tạp và đa dạng biến đổi theo không gian hẹp và thời gian ngắn tạo ra sự biến động mạnh mẽ đến trạng thái sinh lý của TVPD dẫn đến các thông số quang hợp Fo, Fm và hiệu suất quang hợp Fv/Fm cũng rất khác biệt giữa các tháng khảo sát.
Hình 3.8. Tương quan giữa Fo và hàm lượng chl-a (µg/L), tháng 6