- Mai Dương có kiểu quang hợp C3, với quang hô hấp xảy ra khi cùng lúc chịu tác động của ánh sáng trên 1600 µmol/m²/giây, nhiệt độ cao trên 38o
C.
- Mai Dương có khả năng quang hợp mạnh nhờ PSII của lá Mai Dương có hiệu suất hoạt động tối đa (Fv/Fm bền dưới ánh sáng cao. Đồng thời, bộ máy quang hợp luôn được bảo vệ thông qua sự làm dịu không quang hóa (qN và tỏa nhiệt mạnh, do khí khẩu luôn mở rộng ở cường độ ánh sáng cao.
- NaCl gây ra sự hóa nâu tăng dần theo nồng độ, từ 10 g/l tới 100 g/l.
- Tác động của NaCl 30 g/l và 60 g/l trên lá Mai Dương bắt đầu từ sự nhạt màu ở phần chóp của lá chét sau 30 phút, hóa nâu sau 24 giờ dẫn tới sự khô sau 2 ngày và rụng sau 1 tuần xử lý.
- Dưới ánh sáng mạnh (100 klux, hay 1600 µmol/m²/giây, như trong tự nhiên vào thời điểm nắng gắt , hiệu năng quang hợp của lá Mai Dương giảm từ 0,71 xuống 0,66 (khoảng 7% , nhưng có thể phục hồi khi được che tối trong thời gian dài. Với tổn thương nặng hơn do NaCl cùng lúc với tác động của cường độ chiếu sáng cao, giá trị này giảm đến 85% và lá không thể phục hồi. - FeSO4 0,1 mM bảo vệ lá khỏi hóa nâu gây ra bởi NaCl 30 g/l,
- Sự hóa nâu của lá và tử diệp Mai Dương do NaCl và FeSO4 xảy ra do diệp lục tố trong các tế bào lục mô gần biểu bì trên bị mất đi.
- NaCl 30 g/l gây rụng lá hoàn toàn và chết 90% cây con Mai Dương 4 tuần tuổi.
- Xử lý NaCl 60 g/l bằng cách phun trên lá Mai Dương tại các thời điểm có cường độ chiếu sáng cao trong ngày (10 giờ sáng đến 14 giờ chiều , tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Vườn Quốc gia Tràm Chim và Bến En, làm cho các cây Mai Dương hư ngọn (bao gồm hoa và các trái non và rụng toàn bộ lá sau 1 tuần xử lý, tạo nhánh bên sau 2 tuần, và ra hoa trên các nhánh mới bắt đầu ở tuần thứ 8 (cây đối chứng đã cho nhiều đợt trái trưởng thành . - Có thể kiểm soát sự tăng trưởng của cây Mai Dương ở hai Vườn
Quốc gia Tràm Chim và Bến En trong cả mùa khô và mùa mưa bằng sự phun lặp lại NaCl 60 g/l trên toàn cây mỗi 8 tuần.
- Sự phun NaCl 60 g/l lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 tuần, trong mùa mưa tại Vườn Quốc gia Bến En làm chậm sự ra hoa của Mai Dương thêm 12 tháng kể từ lần phun đầu tiên (cây đối chứng vẫn ra hoa tạo trái trưởng thành trong suốt thời gian này .
4 1 KIẾN NGHỊ
- Có thể kiểm soát sự tăng trưởng của cây Mai Dương ở hai Vườn Quốc gia Tràm Chim và Bến En trong cả mùa khô và mùa mưa bằng sự phun lặp lại NaCl 60 g/l trên toàn cây mỗi 8 tuần.
- Tìm hiểu thêm cơ chế hình thành các loại oxygen phản ứng trên chuỗi chuyển điện tử quang hợp ở lá Mai Dương dưới tác động của stress thẩm thấu do sodium chloride gây ra.
- Đề xuất quy trình kiểm soát cây Mai Dương tại các khu vực đất ngập nước:
Áp dụng sự phun sodium choride 60 g/l phối hợp với các biện pháp tổng hợp (chặt, đốt trên cây Mai Dương trước khi mùa lũ đến, để sự ngập nước làm chậm sự tăng trưởng của các cây này. Sau mùa lũ, dùng NaCl 30 g/l phun trên các cây con mọc từ hột
hoặc nhánh bên phục hồi từ gốc cũ còn lại để kiểm soát triệt để sự tái phục hồi của cát bụi Mai Dương.