Kử sodium chloride D

Một phần của tài liệu tìm hiểu khả năng quang hợp ở cây mai dương (mimosa pigra l.) nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển loài cỏ dại này (Trang 25 - 26)

D

Trong tự nhiên, Mai Dương mọc rải rác tại các khu vực đất trống, ven bờ sông, kênh, mương, nơi có điều kiện chiếu sáng cao (trên 1200 µmol/m²/giây, vào giữa trưa . Như đã thảo luận ở phần trước, hoạt động quang hợp của lá Mai Dương vẫn diễn ra mạnh mẽ chủ yếu nhờ sự mở khí khẩu tối đa và hoạt động của các con đường chuyển điện tử. Nhưng, sự phun NaCl 60 g/l vào những thời điểm có ánh sáng mạnh triệt tiêu khả năng bảo vệ này của lá Mai Dương vì nhanh chóng gây đóng khí khẩu. Do đó, sự mất nước do stress thẩm thấu và sự gia tăng tích lũy ROS trong lục lạp kích thích mạnh sự quang ức chế, dẫn đến sự hóa nâu ở cả lá và các vùng có màu xanh lục của ngọn. Hậu quả là đỉnh sinh trưởng và toàn bộ lá Mai Dương khô héo và rụng sau một tuần xử lý NaCl (Ảnh 3.49). Sau hư tổn này cây phải tái tạo lại bộ máy dinh dưỡng và cần ít nhất 6 tuần để có thể ra hoa trở lại.

Dựa trên đặc điểm này, sự phun lặp lại NaCl 60 g/l được thực hiện để tiếp tục hủy hoại cả lá và các ngọn mang hoa . Việc phun NaCl 60 g/l ba lần tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, mỗi lần cách nhau 6 tuần gây tổn hại khá lớn cho bộ máy dinh dưỡng của Mai Dương, dẫn đến trên 70 % cây không thể tạo nhánh (Bảng 3.35).

Thông thường ngay sau khi ra hoa, phát hoa Mai Dương cần khoảng 45 ngày để tạo trái với hột trưởng thành. Quá trình này sử dụng rất nhiều năng lượng. Vì thế, sự phun NaCl 60 g/l tại thời điểm các nhánh mới đang ra hoa lần đầu (8 tuần sau xử lý sẽ làm hư hỏng phần ngọn bao gồm hoa và trái non mới hình thành. Khi xử lý NaCl 60 g/l 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 tuần, tại Vườn Quốc gia Bến En, các cây Mai Dương còn sống sót sau 6 tháng kể từ lần xử lý cuối cùng (12 tháng sau lần xử lý đầu tiên vẫn chưa ra hoa trong khi các cây đối chứng đã ra hoa và tạo trái nhiều lần trong suốt thời gian 12 tháng (Ảnh 3.69 . Điều này giúp giảm thiểu lượng hột phát tán vào đất mỗi năm với chi phí thấp và ít tốn nhân công và sức lao động.

Điều khó khăn khi kiểm soát Mai Dương tại các vùng đất ngập nước là số lượng hột tồn tại trong đất rất lớn. Hột Mai Dương dễ nảy mầm đồng loạt khi có sự chênh lệch về nhiệt độ trong đất. Tuy nhiên, cây con dễ dàng được kiểm soát bởi NaCl ở nồng độ 20 – 30 g/l trong phòng thí nghiệm (Ảnh 3.21 . Do đó, việc phun NaCl 60 g/l 3 lần lặp lại có thể phối hợp với việc đốt các gốc còn sống sót trong mùa khô cùng với việc phun NaCl 30 g/l khoảng 1 tháng sau khi cây nảy mầm sẽ giúp giảm nhanh lượng hột trong đất. Và đó là một mô hình khả thi để kiểm soát sự lan rộng của cây Mai Dương cho các vùng đất ngập nước.

CHƯƠNG 4: KẾT UẬN V KIẾN NGHỊ 4 1 KẾT UẬN

Một phần của tài liệu tìm hiểu khả năng quang hợp ở cây mai dương (mimosa pigra l.) nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển loài cỏ dại này (Trang 25 - 26)