Kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 72 - 74)

- Chi tiền: Căn cứ vào các chứng từ như Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt,

3.5. Kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Nguyên tắc kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước:

Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc Bảng sao kê của Ngân hàng Nhà nước kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc...)

Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng Nhà nước gửi đến kế toán phải đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng Nhà nước thì phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước để cùng đối chiếu, xác minh, xử lý kịp thời. Nếu đền cuối tháng vẫn chưa xác định rỏ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của Ngân hàng Nhà nước. Số chênh lệch ghi vào bên Nợ của TK 359 - Các khoản phải thu (Nếu số liệu kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng Nhà nước) hoặc ghi vào bên Có tài khoản 4599 - Các khoản chờ thanh toán khác (Nếu số liệu kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng Nhà nước). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.

Nội dung và kết cấu tài khoản 1111 và 1121 Tiền gửi phong tỏa bằng VND và ngoại tệ

Bên Nợ: Số tiền gửi vào tài khoản phong tỏa

Bên Có: Số tiền được chuyển sang tài khoản thích hợp để hoạt động

Số dư Nợ: Số tiền đang gửi ở tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước

Nội dung và kết cầu của tài khoản 1113, 1123 - Tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ, tài khoản 1116 và 1126 Tiền ký quỹ bảo lãnh bằng VND và ngoại tệ

Bên Nợ: Số tiền gửi vào tài khoản Ngân hàng Nhà nước để thanh toán hoặc ký quỹ bảo lãnh

Bên Có: Số tiền đã rút ra để sử dụng

Số dư Nợ: Số tiền đang gửi ở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước

Qui trình hạch toán

1. Khi gửi tiền vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Nợ TK 1111, 1121, 1113, 1123, 1116,1126

2. Khi rút tiền từ TK tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Nợ TK 1011, 1031...

Có TK 1111, 1121, 1113, 1123, 1116,1126 3. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước

Nợ TK thích hợp ( Nợ TK 321, 3221, 3222…) Có TK 1113, 1123

Bài tập: Xác định các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên vào các tài khoản liên quan

1. Ngày 10 tháng 4 năm N khách hàng A nộp 50 triệu đồng vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng

2. Ngày 11 thàng 4 năm N khách hàng B rút 30 triệu đồng từ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng để chi lương tại đơn vị

3. Ngày 11 tháng 4 năm N khách hàng C nộp 1000 USD vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng

4. Ngày 12 tháng 4 năm N ngân hàng chuyển tiền cho máy ATM là 100 triệu đồng

5. Ngày 13 tháng 4 năm N ngân hàng nhận thông tin KH A rút 5 triệu đồng, KH C 6 triệu đồng, KH D rút 10 triệu đồng từ máy ATM

6. Ngày 13 tháng 4 năm N Khách hàng M vay ngắn hạn 20 triệu đồng bằng tiền mặt

7. Ngày 14 tháng 4 năm N Khách hàng L trả tiền vay dài hạn là 50 triệu đồng tiền gốc và 10 triệu đồng tiền lãi

8. Ngày 14 tháng 4 năm N Khách E gửi tiền tiết kiệm là 15.0000 USD thời hạn 6 tháng lãi suất 5%/năm

9. Ngày 15 tháng 4 năm N Khách hàng F rút tiền gửi tiết kiệm là 50 triệu tiền gốc và 12 triệu lãi, thời hạn đã gửi là 2 năm bằng tiền mặt.

Tóm tắt: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ trong ngân hàng là một công việc tiếp cận hàng ngày của các kế toán viên bao gồm kế toán tiền mặt tại quỹ bằng VND, ngoại tệ và vàng bạc đá quí, tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ và máy ATM, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước. Các tài khoản để theo dõi phần này là những tài khoản phản ánh tài sản vì vậy nó luôn luôn có số dư bên nợ. Nghiệp vụ chủ yếu có hai loại cơ bản là làm tăng và giảm lượng tiền đang theo dõi.

Một phần của tài liệu giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 72 - 74)