2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nớc ngoài
Theo Anderdanl (1957) [25]: Nếu cho lợn nhiễm trứng giun đũa sau 5 ngày lại cho nhiễm mầm bệnh suyễn thì bệnh tích gây ra ở phổi gấp 10 lần so với lợn bị suyễn đơn thuần.
Klexov N.D và Xkulikoe N. (1931) đã chữa bệnh giun kết hạt lợn và cho rằng, phơng pháp hiệu lực hơn cả là dùng dung dịch pha loãng 0,8 - 1g iod trong 100 ml nớc (K.I. Skrjabin và cs, 1977) [26].
Theo Miax E.A - Nikova (1937) có thể tẩy giun kết hạt cho lợn bằng cách thụt 0,5% foramlin với liều 2000 ml cho một lợn nặng 124 - 140 kg. Chữa bằng foramlin nên tiến hành ở nền chuồng nghiêng 30 - 400C để đầu thấp hơn phía sau, làm nh vậy thì thuốc ngấm nhiều nhất trong ruột già tức là ngấm nhiều ở chỗ giun ký sinh (K.I. Skrjabin và cs, 1977) [26].
Kyobekga. MB (1979) đã dùng piperazin cho 86 lợn con ở lứa tuổi 2 tuần tuổi, trộn với thức ăn liều 26 mg/kg thể trọng bằng cách chia nhóm mỗi ngày, trong 45 ngày liền. Trong lô đối chứng, tác giả đã dùng 103 lợn có độ tuổi và khối lợng tơng đơng ở các điều kiện chăm sóc tơng tự. Kiểm tra giun sán trong phân của lợn con tuổi 2,5 - 3 tháng tuổi, những con non ở trên sân chơi mà đất bị nhiễm trứng giun đũa, giun kết hạt, giun tóc và các loại giun khác. Tác giả xác định, hiệu lực phòng bệnh của thuốc piperazin đối với giun đũa là 67,2%, với giun tóc 16,4% và đối với giun kết hạt là 30%. Mức độ an toàn của những lợn con ở nhóm thí nghiệm ở độ tuổi 4 tháng là 74,7% (K.I. Skrjabin và cs, 1977) [26].
Takate (1951) đã thí nghiệm: Lấy trứng giun đũa lợn gây nhiễm cho 19 ngời lớn thì có 7 ngời bị nhiễm. Theo Mozgovoi (1953), ngoài ngời ra còn có 10 loài động vật khác nhau nh lợn, chó cũng nhiễm trứng giun đũa ngời. Vì vậy tác giả thừa nhận, giun đũa lợn và giun đũa ng ời không cùng một loài. Xét về mặt dịch tễ, ở một khu vực lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ rất cao nhng ngời nhiễm không cao. Điều đó chứng tỏ, giun đũa lợn và giun đũa ngời là hai loài khác nhau, không có liên quan trực tiếp (K.I. Skrjabin và cs, 1977) [26].
Johanes Kafuman (1996) [28] cho biết: Sự lây nhiễm giun đũa cho lợn con có thể đợc ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trớc khi đẻ. Bezimidazole, Febatel và Levamisol có tác dụng hữu hiệu để chống lại sự lây nhiễm. Ivermectin (300 àg/kg thể trọng) dùng cho lợn trởng thành, dùng trớc khi dẻ 1 - 2 tuần có thể kiểm soát đợc sự lây nhiễm cho lợn con sau khi sinh.
Theo viện sỹ Zavadovxki M.M, lớp vỏ trong của giun đũa có cấu trúc lipoit, còn lớp vỏ ngoài - protein. Lớp vỏ lipoit bên trong không thẩm thấu đối với các muối và phần lớn các chất hữu cơ. Vì vậy trứng giun đũa không chết trong các dung dịch thủy ngân, sulphat đồng, sulphat kẽm, natri nitrat... lớp vỏ này chỉ thẩm thấu với các chất hoà tan lipoit, do đó trứng giun đũa bị diệt trong các axit béo, axeton... Vỏ protein bên ngoài bảo vệ trứng giun đũa khỏi ảnh hởng nhiệt độ cao và thấp. Nhờ khả năng bảo vệ nh thế của các lớp vỏ trong và ngoài mà trứng giun đũa có thể sống trong vòng mấy năm.
Miaxnikoba E.A và Agrin Zonxki P.A (1933) đã làm thí nghiệm và chứng minh rằng, lợn con mắc bệnh giun đũa mức tăng trọng trong ba tháng không bằng 1/3 so với lợn khỏe , điều đó nói lên rằng bệnh giun đũa gây tổn thất kinh tế lớn cho nghề chăn nuôi lợn (K.I. Skrjabin và cs, 1977) [26].
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nớc
Theo Đào Trọng Đạt (1985 - 1989) [2]: Trong quá trình điều tra nghiên cứu đã xác định đợc 49 loài giun sán mà nớc ta hay cảm nhiễm nhất. Trong đó sán lá ruột lợn và giun đũa lợn là hai loài nguy hiểm nhất, công tác nghiên cứu đã tập chung tìm hiểu chu trình sinh học, dịch tễ học và thử nghiệm các quy trình phòng trừ. Đến nay, biện pháp phòng trừ các bệnh giun sán đã trở thành tiến bộ kỹ thuật đợc ứng dụng rộng rãi theo quy trình này. Một đời lợn chỉ cần tẩy một lần, lợn nái đợc tẩy khi tách con, lợn đực giống kiểm tra có giun mới tẩy.
Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [9] cho biết, lợn ở nớc ta chủ yếu bị nhiễm giun đũa và sán lá ruột, do vậy cần chọn những thuốc đồng thời tẩy đợc cả hai loại giun trên, tác giả cũng đa ra khuyến cáo nên sử dụng Dipterex và Atgard
đáp ứng yêu cầu vừa tẩy giun đũa vừa tẩy sán lá ruột là hai loại giun sán nguy hiểm nhất cần phòng trị đầu tiên trong hệ thống giun sán ở nớc ta.
Phạm Văn Khuê và cs (1975) [5], nghiên cứu về khu hệ quy luật phân bố và biến động nhiễm giun sán theo lứa tuổi ở lợn tại một số tỉnh nh Quảng Ninh, Hà Bắc, Thanh Hoá, Hải Dơng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Yên Bái đã xác định đợc lợn nhiễm 4 lớp giun sán với tổng số 17 loài.
Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dơng Thái (1978) [21] cho biết: Năm 1975 - 1979 điều tra bằng xét nghiệm phân ở 10 địa điểm thuộc 10 vùng địa lý khác nhau trong những điều kiện chăn nuôi khác nhau trên khoảng 2000 con lợn cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 56%, các loại giun xoăn (Strongilata) là 3,25%, giun tóc (Trichocefalictae) là 2,3%, giun đầu gai (Macracanthoruynobis hirudinageus) là 0,18%. Tuổi lợn nhiễm các loại giun tròn nặng nhất là từ 2 - 4 tháng tuổi trên một tỷ lệ nhiễm chung là 49 - 65,9%. Qua mổ khám thấy các loại giun sán chính ở lợn là: Ascaris suum, Metastrongylus enlongatus, Oesophagostomum dentatum, Trichoris suis…
Trịnh Văn Thịnh (1977) [20] cho biết: Giun đũa gây thiệt hại nặng ở lợn non, làm cho lợn con chậm lớn, trọng lợng giảm 30 - 50% nếu bị nhiễm nhiều giun và không đợc nuôi dỡng tốt thì lợn con chết nhiều. Lợn từ 2 - 6 tháng tuổi thờng bị nhiễm giun đũa nhiều nhất. Lợn nhiễm giun lơn với tỷ lệ khá cao từ 18 - 45% tuỳ vùng, nhất là những cơ sở nuôi lợn tập chung, nếu nuôi phân tán (chăn nuôi gia đình) tỷ lệ nhiễm thấp hơn khoảng từ 3 - 5%, tỷ lệ nhiễm giun lơn theo tuổi nh sau:
2 tháng tuổi: 63,5%. > 3 - 4 tháng tuổi: 21,4% > 5 - 6 tháng tuổi: 5% > 7 - 8 tháng tuổi: 6,9% > 8 tháng tuổi: 7,5%
Điều tra tình hình nhiễm giun tóc lợn ở Hà Nội thấy, tỷ lệ nhiễm là: 4,3 - 30% từ 2 - 6 tháng tuổi, 0,56 - 7,8% đối với lợn trên 6 tháng tuổi, lợn nhỏ hơn 2 tháng tuổi không có giun tóc, vệ sinh tốt tỷ lệ nhiễm thấp 2,5%, chăn nuôi kém tỷ lệ nhiễm 23% (Trịnh Văn Thịnh, 1977) [20].
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [6] cho biết:
Tỷ lệ và mức độ nhiễm giun đũa Ascaris suum ở lợn bình thờng và lợn tiêu chảy của huyện Đồng Hỷ là: ở lợn có trạng thái phân bình thờng có 34/94 lợn nhiễm chiếm 36,17%, trong đó nhiễm ở mức nhẹ có 24/38 lợn nhiễm chiếm 70,59%, nhiễm ở mức trung bình có 10/34 lợn nhiễm chiếm 29,41%, không có lợn nào nhiễm ở mức nặng. ở lợn bị tiêu chảy có 42/101 lợn nhiễm chiếm 41,58%, trong đó nhiễm ở mức nhẹ có 26/42 lợn nhiễm chiếm 61,90%, nhiễm ở mức trung bình có 11/42 lợn nhiễm chiếm 26,19%, lợn nhiễm ở mức nặng có 5/42 lợn chiếm 11,90%.
Tỷ lệ và mức độ nhiễm giun lơn (Strongyloides ransomi) ở lợn bình th- ờng và lợn tiêu chảy của huyện Đồng Hỷ là: ở lợn trạng thái phân bình thờng có 47/94 lợn nhiễm chiếm 50,00%, trong đó nhiễm ở mức nhẹ có 28/47 lợn nhiễm chiếm 59,57%, nhiễm ở mức trung bình có 19/47 lợn nhiễm chiếm 40,43%, không có lợn nào nhiễm ở mức nặng. ở lợn bị tiêu chảy có 82/101 lợn nhiễm chiếm 81,19%, trong đó nhiễm ở mức nhẹ có 45/82 lợn nhiễm chiếm 54,88%, nhiễm ở mức trung bình có 34/82 lợn nhiễm chiếm 41,46%, nhiễm ở mức nặng có 3/82 lợn nhiễm chiếm 3,66%.
Lợn bình thờng nhiễm giun tóc 23,01%, giun kết hạt 20,86%, tỷ lệ nhiễm tơng ứng ở lợn tiêu chảy là 27,02%, 23,85%. Mức độ nhiễm giun tóc và giun kết hạt ở lợn tiêu chảy nặng hơn so với lợn bình thờng.
Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả kết luận: Lợn bình thờng và lợn tiêu chảy đều có ký sinh trùng đờng tiêu hóa ký sinh, song nhìn chung tỷ lệ và mức độ nhiễm của lợn tiêu chảy cao hơn rõ rệt so với lợn bình thờng. Lợn bình thờng nhiễm giun đũa (31,90%), giun lơn (39,26%), giun tóc (23,01%), giun kết hạt (20,86%). ở lợn tiêu chảy, các tỷ lệ nhiễm tơng ứng là: 34,19%; 55,46%; 27,01%; 23,85%.
Theo Nguyễn Thị Lê (1998) [14] cho biết: Đặc tính thức ăn của vật chủ ảnh hởng rất lớn đến ký sinh trùng đờng ruột và nội ký sinh trùng khác theo 2 hớng nh thức ăn đợc động vật nuốt phải từ đất hoặc cây cỏ đã bị nhiễm bẩn với các dạng ấu trùng cảm nhiễm, mà các dạng ấu trùng này có thể thích nghi với đời sống ký sinh ở ruột. Mặt khác, có thể thấy rằng thức ăn có thành phần
hoá học giống với môi trờng đờng ruột tạo điều kiện thuận lợi cho dinh dỡng của vật chủ với vật ký sinh.
Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [9] cho biết: Tình hình nhiễm giun kết hạt tăng dần theo tuổi do lợn con có sức đề kháng tốt đối với giun kết hạt:
< 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 39,2% 5 - 7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 72,1% > 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 73,3%
Theo Phan Địch Lân (1975) đã điều tra ở một số cơ sở chăn nuôi và cho biết, lợn nhiễm giun đũa nặng nhất vào tháng tuổi thứ t và tháng tuổi thứ năm. Do vậy, phải nắm đợc sự biến động nhiễm giun sán theo tuổi để làm cơ sở cho kế hoạch tẩy giun sán và phòng trừ bệnh.
Kết quả mổ khám lợn từ những năm 1970 ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 13 - 43%. Theo Lơng Văn Huấn (1994) mổ khám 891 lợn thuộc các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long tỷ lệ lợn có giun đũa là 55%.
Tác giả còn cho biết: Do giun tóc lợn và loài giun tóc gây bệnh cho ng- ời có rất nhiều điểm giống nhau về mặt hình thái. Do vậy, bệnh này ở lợn có thể lây sang ngời, ngời nhiễm bệnh một cách tự nhiên do nuốt trứng giun tóc của lợn chứa ấu trùng. Sau khi vào ruột ngời, ấu trùng phát triển thành giun tóc trởng thành c trú ở ruột già và gây ra bệnh giun tóc ở ngời. Sau khi trứng giun tóc lợn đợc bài xuất ra ngoài qua phân ngời lại có khả năng gây nhiễm lại cho lợn (tỷ lệ trứng phát triển chỉ có 11% so với trứng của lợn có tỷ lệ phát triển là 86%).
Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [9] cho biết, thức ăn thiếu sinh tố A làm cho lợn con dễ bị viêm phổi do giun đũa gây ra.
Nguyễn Văn Nội và cs (1978) [18] đã thí nghiệm trên 7 con lợn, qua 66 ngày theo dõi các tác giả thấy với liều 10.000 trứng giun đũa ngời gây nhiễm nhân tạo cho lợn, không thấy lợn có biểu hiện triệu chứng khác thờng, vẫn khoẻ mạnh và tăng trọng nhanh. Kết quả mổ khám 2 lợn và xét nghiệm phân của 5 lợn không thấy giun đũa và trứng giun đũa, chứng tỏ lợn không nhiễm giun đũa ngời.