Tình hình nhiễm giun tròn đờng tiêu hoá của lợn rừng lai tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã xã Tức Tranh Phú Lơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn lai lợn đực rừng x lợn nái địa phương pác nặm nuôi bán chăn thả và thử nghiệm hiệu quả điều trị của hai loại thuốc hanmectin 25 và levamisol (Trang 54 - 63)

chăn nuôi động vật bán hoang dã xã Tức Tranh - Phú Lơng

2.4.1.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở đàn lợn rừng lai

Chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm phân của 46 lợn nuôi tại trại. Bằng phơng pháp kiểm tra trứng (phơng pháp Fullerborn), chúng tôi đã xác định những lợn mắc bệnh giun tròn trong đờng tiêu hoá. Dựa vào hình dáng trứng giun đợc phát hiện trong phân, chúng tôi đã phân biệt và xác định đợc lợn đợc nuôi tại trại mắc 4 loài giun tròn là: Ascaris suum, Strongyloides ransomi, Trichocephalus suis, Oesophagostomum dentatum. Tỷ lệ nhiễm giun trong toàn đàn lợn và tỷ lệ nhiễm từng loài giun đợc thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở đàn lợn rừng lai

Loài giun Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Tính chung 46 37 80,43 Ascaris suum 46 9 19,57 Strongyloides ransomi 46 15 32,61 Trichocephalus suis 46 6 13,04 Oesophagostomum dentatum 46 13 28,26

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy: Trong 46 lợn đợc kiểm tra phân đã phát hiện 37 lợn nhiễm giun tròn đờng tiêu hoá, tỷ lệ nhiễm khá cao 80,43%.

Tỷ lệ nhiễm từng loài giun tròn ký sinh ở đờng tiêu hoá lợn dao động từ 13,04% - 32,61%. Tỷ lệ nhiễm giun tròn của từng loài giun có sự khác nhau

cụ thể nh sau: Ascaris suum có tổng số lợn nhiễm là 9 lợn, chiếm 19,57%, nhiều nhất là Strongyloides ransomi có tổng số lợn nhiễm là 15 lợn, chiếm 32,61%, xếp thứ 2 là Oesophagostomum dentatum có tổng số lợn nhiễm là 13 lợn, chiếm 28,26% và nhiễm ít nhất là Trichocephalus suis có tổng số lợn nhiễm là 6 lợn, chiếm 13,04%.

Theo Nguyễn Phớc Tơng (2004) [24], tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn từ 13 - 43%. Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [21] cho biết: Tỷ lệ nhiễm Ascaris suum

là 56%, Trichocephalus suis là 2,3%. So sánh kết quả chúng tôi thu đợc với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác tôi thấy đàn lợn rừng lai ở trại có tỷ lệ nhiễm giun tròn khá cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Lợn rừng lai đợc nuôi theo phơng thức bán chăn thả, lợn thờng xuyên tiếp xúc với đất, nớc phân ở ngoài bãi chăn nên lợn thờng xuyên có nguy cơ cảm nhiễm mầm bệnh giun tròn đờng tiêu hoá. Cũng trong thời điểm này đang là mùa ma, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho trứng giun phát triển. Bãi chăn thả lợn tơng đối rộng nên việc vệ sinh bãi chăn cha đợc đảm bảo, sau những ngày ma to, nớc ma còn đọng trên bãi chăn trong thời gian khá dài. Qua tìm hiểu tôi đợc biết đàn lợn đã tẩy giun phòng bệnh trớc đó 8 tháng nên dẫn đến tình trạng lợn nhiễm giun tròn khá cao, ảnh hởng lớn đến năng suất chăn nuôi.

2.4.1.2. Cờng độ nhiễm từng loài giun của lợn rừng lai

Để đánh giá cờng độ nhiễm từng loài giun, chúng tôi tiến hành soi mẫu, đếm và tính số trứng giun trung bình trên một vi trờng từ đó xác định cờng độ nhiễm từng loài giun. Kết quả đợc thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3: Cờng độ nhiễm giun tròn đờng tiêu hóa lợn

Loài giun Số lợn nhiễm

+ ++ +++ ++++n % n % n % n % n % n % n % n % Tính chung 37 21 56,76 10 27,03 4 10,81 2 5,40 A. suum 9 6 66,67 2 22,22 1 11,11 0 0 S. ransomi 15 8 53,34 3 20,00 2 13,33 2 13,33 T. suis 6 4 66,67 2 33,33 0 0 0 0 O. dentatum 13 7 53,85 5 38,46 1 7,69 0 0

Từ bảng 2.3 chúng tôi thấy, cờng độ nhiễm giun tròn đờng tiêu hóa lợn nhiều nhất ở mức nhẹ (+) và mức trung bình (++). Cụ thể là: ở mức độ nhẹ có 21 con nhiễm, chiếm 56,76%, mức độ trung bình có 10 con nhiễm, chiếm 27,03%, ở mức nặng có 4 con nhiễm, chiếm 10,81% và mức rất nặng chỉ có 2 con nhiễm, chiếm 5,40%. Nh vậy, lợn rừng lai nhiễm giun tròn nhiều ở mức độ nhẹ và trung bình, lợn ít nhiễm ở mức độ nặng và rất nặng.

Lợn có cờng độ nhiễm giun tròn ở mức nhẹ (+) là 21/37 lợn nhiễm, chiếm 56,76%.

Trong đó: Cờng độ nhiễm (+) của từng loài giun nh sau:

- Ascaris suum, có 6/9 lợn nhiễm, chiếm 66,67%

- Strongyloides ransomi, có 8/15 lợn nhiễm, chiếm 53,34%

- Trichocephalus suis, có 4/6 lợn nhiễm, chiếm 66,67%

- Oesophagostomum dentatum, có 7/13 lợn nhiễm, chiếm 53,85%

Lợn có cờng độ nhiễm giun tròn ở mức trung bình (++) là 10/37 lợn nhiễm, chiếm 27,03%.

Trong đó: Cờng độ nhiễm trung bình (++) của từng loài giun nh sau:

- Ascaris suum, có 2/9 lợn nhiễm, chiếm 22,22%

- Trichocephalus suis, có 2/6 lợn nhiễm, chiếm 33,33%

- Oesophagostomum dentatum, có 5/13 lợn nhiễm, chiếm 38,46%

Nh vậy, lợn nhiễm giun tròn ở cờng độ nhẹ (+) và trung bình (++) là chủ yếu, do cha áp dụng tẩy giun định kỳ thờng xuyên cho lợn, thức ăn không đảm bảo, vệ sinh chuồng trại cha tốt, cha thu dọn phân quanh bãi chăn thả. Tỷ lệ nhiễm giun ở cờng độ (+) và (++) khá cao.

Lợn có cờng độ nhiễm giun tròn ở mức nặng (+++) là 4/37 lợn nhiễm, chiếm 10,81%. Trong đó, lợn nhiễm giun lơn (Strongyloides ransomi) có 2/15 lợn nhiễm, chiếm 13,33%; lợn nhiễm giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum) có 1/13 lợn nhiễm, chiếm 7,69%; lợn nhiễm giun đũa (Ascaris suum) có 1/9, chiếm11,11%; không có lợn nào nhiễm giun tóc (Trichocephalus suis) ở mức nặng.

Lợn có cờng độ nhiễm giun tròn ở mức rất nặng (++++) là 2/37, chiếm 5,41%. ở cờng độ này chỉ có 2 lợn nhiễm giun lơn (Strongyloides ransomi) chiếm 13,33%; không có lợn nào nhiễm giun đũa (Ascaris suum), giun tóc

(Trichocephalus suis), giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum).

Nh vậy, lợn nhiễm ở cờng độ rất nặng (++++) chủ yếu là với

Strongyloides ransomi, do phơng thức chăn nuôi bán chăn thả và do lợn con dễ bị cảm nhiễm đối với giun lơn (Strongyloides ransomi).

Theo Trịnh Văn Thịnh (1977) [20]: Lợn sau khi đẻ 6 ngày đã bị nhiễm giun lơn (Strongyloides ransomi), đến 10 ngày tỷ lệ nhiễm đã khá cao. Lợn lớn là nguồn mang giun và truyền cho lợn con, nhất là ở lợn nái truyền cho lợn con. Cờng độ cảm nhiễm cao nhất là khi lợn đợc 20 - 30 ngày.

2.4.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đờng tiêu hoá lợn theo tuổi

Để xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn theo lứa tuổi của lợn, chúng tôi tiến hành chia đàn lợn ra 3 độ tuổi: <4 tháng tuổi, 4 - 6 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi để đánh giá. Kết quả đợc trình bày ở bảng 2.4:

Bảng 2.4: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đờng tiêu hoá lợn theo tuổi

tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi

Số lợn kiểm tra Con 13 19 14

Số lợn nhiễm Con 11 16 10

Tỷ lệ nhiễm % 84,62 84,21 71,43

Trong đó:

A. suum Số con mắc Con 4 3 2

Tỷ lệ mắc % 30,77 15,79 14,29

S. ransomi Số con mắc Con 6 6 3

Tỷ lệ mắc % 46,15 31,58 21,43

T. suis Số con mắc Con 3 3 0

Tỷ lệ mắc % 23,08 15,79 0

O. dentatum Số con mắc Con 3 5 5

Tỷ lệ mắc % 23,08 26,32 35,71

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì có tỷ lệ nhiễm giun tròn cũng khác nhau.

Tỷ lệ lợn nhiễm giun tròn cao nhất là ở dới 4 tháng tuổi (84,62%), sau đó đến lợn từ 4 - 6 tháng tuổi (84,21%), lợn nhiễm nhẹ nhất là ở độ tuổi trên 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 71,43%.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [21]: Tuổi lợn nhiễm các loài giun tròn nặng nhất là từ 2 - 4 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm chung là 49 - 65,9%. Nh vậy, kết quả chúng tôi kiểm tra đợc có tỷ lệ nhiễm chung cao hơn kết quả mà tác giả đa ra.

Đối với lợn dới 4 tháng tuổi, tôi đã tiến hành kiểm tra 13 lợn kết quả cho thấy có 11 lợn nhiễm, chiếm 84,62%. Trong đó, Ascaris suum có 4 lợn nhiễm, chiếm 30,77%; Strongyloides ransomi có 6 lợn nhiễm, chiếm 46,15%; 2 loài Trichocephalus suisOesophagostomum dentatum đều có 3 lợn nhiễm, chiếm 23,08%.

Đối với lợn từ 4 - 6 tháng tuổi, chúng tôi đã tiến hành điều tra 19 lợn, kết quả cho thấy có 16 lợn nhiễm giun tròn, chiếm 84,21%. Trong đó, Strongyloides ransomi có 6 lợn nhiễm, chiếm 31,58%, sau đó đến Oesophagostomum dentatum

có 5 lợn nhiễm, chiếm 26,32%, 2 loài Ascaris suum và Trichocephalus suis đều có 3 lợn nhiễm, chiếm 15,79%.

Đối với lợn trên 6 tháng tuổi chúng tôi kiểm tra 14 lợn, trong đó có 10 lợn nhiễm, chiếm 71,43%, tỷ lệ nhiễm của từng loài giun tròn nh sau:

Ascaris suum, có 2 lợn nhiễm, chiếm 14,29%.

Strongyloides ransomi, có 3 lợn nhiễm, chiếm 21,43%.

Trichocephalus suis, không có lợn nào nhiễm.

Oesophagostomum dentatum, có 5 lợn nhiễm, chiếm 35,71%.

Qua điều tra ta thấy tỷ lệ lợn nhiễm các loài Strongyloides ransomi, Ascaris suum, Trichoceephalus suis cao khi lợn dới 4 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm này giảm dần theo tuổi lợn. Nguyên nhân là do lợn dới 4 tháng tuổi có sức đề kháng yếu với các loài giun này nên lợn rất dễ nhiễm giun, đặc biệt chăn nuôi theo phơng thức bán chăn thả nên ảnh hởng lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh, hơn nữa lợn không đợc thờng xuyên tẩy giun định kỳ.

Oesophagostomum dentatum có tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, tuổi lợn nhiễm Oesophagostomum dentatum nhiều nhất là lợn trên 6 tháng tuổi, có tỷ lệ nhiễm tới 35,71%.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [7] cho biết, thì tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo tuổi lợn nh sau:

Lợn dới 2 tháng tuổi nhiễm 46,9% Lợn 3 - 4 tháng tuổi nhiễm 67,4 Lợn 5 - 6 tháng tuổi nhiễm 72,1% Lợn trên 8 tháng tuổi nhiễm 73,3%

Nh vậy, kết quả chúng tôi kiểm tra đợc phù hợp với kết quả mà tác giả đa ra. Loài Oesophagostomum dentatum có tỷ lệ nhiễm tăng theo tuổi lợn.

2.4.1.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đờng tiêu hóa lợn theo trạng thái phân

Qua việc theo dõi và lấy mẫu phân, tôi đã chia mẫu theo trạng thái phân để kiểm tra. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo trạng thái phân của lợn đợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đờng tiêu hóa ở lợn bình thờng và tiêu chảy

Chỉ tiêu ĐVT Trạng thái phân

Bình thờng Tiêu chảy

Số lợn kiểm tra Con 40 6

Số lợn nhiễm Con 32 5

Tỷ lệ nhiễm % 80,00 83,33

Trong đó:

A. suum Số con mắc Con 7 2

Tỷ lệ mắc % 17,50 33,33

S. ransomi Số con mắc Con 12 3

Tỷ lệ mắc % 30,00 50,00

T. suis Số con mắc Con 5 1

Tỷ lệ mắc % 12,50 16,67

O. dentatum Số con mắc Con 11 2

Tỷ lệ mắc % 27,50 33,33

Kết quả bảng 2.5 cho thấy:

Lợn bình thờng và lợn tiêu chảy đều có giun tròn đờng tiêu hoá ký sinh, song do tỷ lệ nhiễm giun tròn chung ở lợn tiêu chảy cao hơn so với lợn bình

thờng. Tỷ lệ lợn nhiễm giun tròn ở trạng thái phân bình thờng là 80,00%, trong đó Ascaris suum chiếm 17,50%, Strongyloides ransomi chiếm 30,00%,

Trichocephalus suis chiếm 12,50%, Oesophagostomum dentatum chiếm 27,50%. Tỷ lệ nhiễm giun tròn của lợn bị tiêu chảy là 83,33%, trong đó Ascaris suum

chiếm 33,33%, Strongyloides ransomi chiếm 50,00%, Trichocephalus suis chiếm 16,67%, Oesophagostomum dentatum chiếm 33,33%.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [6] cho biết: Cả lợn bình thờng và bị tiêu chảy đều nhiễm cầu trùng và nhiều loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lơn, giun kết hạt và sán lá ruột lợn) nhng tỷ lệ nhiễm và cờng độ nhiễm của lợn bị tiêu chảy đều cao hơn so với lợn bình thờng. Kết quả chúng tôi kiểm tra phù hợp với kết quả của tác giả.

Nh vậy, lợn tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm giun tròn rất cao (83,33%) vì: lợn nhiễm giun tròn khi đã biểu hiện ra bên ngoài (tiêu chảy) là lợn nhiễm rất nhiều giun, một con có thể nhiễm nhiều loài giun, chúng ký sinh ở ruột non của lợn nhiều nên ảnh hởng đến quá trình tiêu hóa của lợn, dẫn đến lợn bị tiêu chảy, gầy rộc, bỏ ăn, lông xù. Phần còn lại lợn không nhiễm giun nhng bị tiêu chảy có thể là do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc thay đổi thức ăn đột ngột dẫn đến lợn bị tiêu chảy. Lợn ở trạng thái phân bình thờng cũng có tỷ lệ nhiễm giun khá cao, nhng do lợn nhiễm nhẹ, triệu chứng cha biểu hiện ra bên ngoài, cha ảnh hởng sâu sắc đến tiêu hóa của lợn, nên lợn thải phân ở trạng thái bình thờng.

2.4.1.5. Sự ô nhiễm trứng của một số giun tròn đờng tiêu hoá lợn ở ngoại cảnh

Để xác định sự ô nhiễm trứng giun tròn đờng tiêu hoá ở ngoại cảnh, chúng tôi tiến hành xét nghiệm 17 mẫu cặn nền chuồng, 12 mẫu đất bề mặt bãi chăn thả, 11 mẫu đất bề mặt vờn trồng cây thức ăn cho lợn. Kết quả về sự ô nhiễm trứng giun tròn đờng tiêu hóa lợn đợc biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Sự ô nhiễm trứng giun tròn đờng tiêu hoá lợn ở chuồng nuôi, bãi chăn thả và vờn trồng cây thức ăn cho lợn

Chỉ tiêu ĐVT Cặn nền chuồng chăn thảĐất bãi

Đất vờn trồng cây

thức ăn cho lợn

Số mẫu kiểm tra Mẫu 17 12 11

Số mẫu nhiễm Mẫu 6 3 2

Tỷ lệ nhiễm % 35,29 25,00 18,18

Trong đó:

A. suum Số mẫu nhiễm Mẫu 2 1 1

Tỷ lệ nhiễm % 11,76 8,33 9,09

S. ransomi Số mẫu nhiễm Mẫu 4 2 1

Tỷ lệ nhiễm % 23,53 16,67 9,09

T. suis Số mẫu nhiễm Mẫu 2 0 0

Tỷ lệ nhiễm % 11,76 0 0

O.

dentatum Số mẫu nhiễm Mẫu 3 1 0

Tỷ lệ nhiễm % 17,65 8,33 0

Kết quả bảng 2.6 cho thấy: Có sự ô nhiễm trứng giun tròn đờng tiêu hóa của đàn lợn rừng lai ra ngoài ngoại cảnh. Chuồng là nơi nhốt lợn nên những lợn bị nhiễm giun sẽ thải trứng giun qua phân ra nền chuồng, do vệ sinh không tốt nên tỷ lệ ô nhiễm cao. Có 35,29% mẫu cặn nền chuồng phát hiện thấy trứng giun tròn. Lợn rừng lai đợc nuôi theo phơng thức bán chăn thả nên bãi chăn là nơi ô nhiễm nhiều trứng giun. Đất bề mặt bãi chăn thả có 25,00% số mẫu kiểm tra nhiễm trứng giun tròn. Với đất vờn trồng cây thức ăn cho lợn có 2/11 mẫu kiểm tra có trứng giun tròn, chiếm 18,18%. Mẫu đất

vờn trồng cây thức ăn do đợc con ngời tới nớc phân nên cũng bị ô nhiễm trứng giun.

Mẫu cặn nền chuồng có trứng Ascaris suum chiếm 11,76%, Strongyloides ransomi chiếm 23,53%, Trichocephalus suis chiếm 11,76%, Oesophagostomum dentatum chiếm 17,65%.

Mẫu đất bề mặt bãi chăn thả có trứng Ascaris suum chiếm 8,33%,

Strongyloides ransomi chiếm 16,67%, và Oesophagostomum dentatum chiếm 8,33%, Trichocephalus suis không có mẫu nào nhiễm.

Mẫu vờn trồng cây thức ăn cho lợn có trứng Ascaris suum chiếm 9,09%,

Strongyloides ransomi chiếm 9,09%, Trichocephalus suis

Oesophagostomum denatum không có mẫu nào nhiễm.

Trong 4 loài giun mà đàn lợn mắc, trứng Ascaris suumStrongyloides ransomi có sự ô nhiễm rộng ra cả nền chuồng, đất bề mặt bãi thả và đất vờn trồng cây thức ăn cho lợn. Trứng Oesophagostomum dentatum thấy xuất hiện trong mẫu cặn nền chuồng và mẫu đất bãi chăn thả. Sự ô nhiễm trứng

Trichocephalus suis chỉ thấy ở mẫu cặn nền chuồng.

Qua kết quả chúng tôi thu đợc từ việc đánh giá sự ô nhiễm trứng giun tròn đờng tiêu hóa của đàn lợn, chúng tôi thấy khâu vệ sinh và xử lý phân, chất thải là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự phát tán trứng giun ra ngoài ngoại cảnh. Để hạn chế sự ô nhiễm trứng giun tròn, ngời chăn nuôi cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Thờng xuyên quét dọn, không để hiện tợng phân tồn l- u và vơng vãi ra xung quanh, vệ sinh bãi chăn thả, thu gom và ủ phân, không sử dụng phân cha ủ để tới cho cây trồng, định kỳ phun thuốc khử trùng khu vực chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn lai lợn đực rừng x lợn nái địa phương pác nặm nuôi bán chăn thả và thử nghiệm hiệu quả điều trị của hai loại thuốc hanmectin 25 và levamisol (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w