Lộ trình chuyển đổi

Một phần của tài liệu nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau ngn (Trang 59 - 61)

2.2.7.1 Yêu cầu : Phương án chuyển đổi dần cấu trúc mạng hiện tại

sang mạng NGN đến năm 2010 cần bảo đảm một số yêu cầu cơ bản sau đây:

- Việc chuyển đổi phải thực hiện theo nhu cầu của thị trường từng bước.

- Thực hiện được phân tải lưu lượng Internet ra khỏi các tổng đài Host có số thuê bao truy nhập Internet chiếm tới 20%.

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng tại các thành phố lớn.

- Bảo toàn vốn đã đầu tư của VNPT.

2.2.7.2 Nguyên tắc thực hiện

Thực hiện chuyển đổi từng bước, ưu tiên thực hiện trên mạng liên tỉnh trước nhằm đáp ứng nhu cầu về thoại và truyền số liệu liên tỉnh và tăng hiệu quả sử dụng các tuyến truyền dẫn đường trục.

Mạng nội tỉnh thực hiện có trọng điểm tại các tỉnh thành phố có nhu cầu về truyền số liệu truy nhập Internet băng rộng ưu tiên giải quyết phân tải lưu lượng Internet cho mạng chuyển mạch nội hạt và đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao trước nhằm tạo cơ sở hạ tầng thông tin băng rộng để phát triển các dịch vụ đa phượng tiên, phục vụ chương trình chính phủ điện tử, e- commerce... của quốc gia.

Không nâng cấp các tổng đài Host hiện có lên NGN do có sự khác biệt khá lớn giữa công nghệ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói, tổ chức xây dựng hệ thống chuyển mạch NGN mới , riêng biệt và thực hiện kết nối với các mạng hiện tại theo các nguyên tắc ở mục 2.4.1.3 trên.

Ngừng việc trang bị mới các tổng đài host công nghệ cũ, chỉ mở rộng tổng đài Host đang hoạt động trên mạng để đáp ứng các nhu cầu thoại và truyền số liệu băng hẹp và chỉ nâng cấp với mục đích phân tải Internet và cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao dùng công nghệ xDSL trong khi mạng NGN chưa bao phủ hết vùng phục vụ.

Phát triển nút truy nhập mới của NGN để đáp ứng các nhu cầu Host mới.

2.2.7.3 Lộ trình chuyển đổi - Giai đoạn 2001 – 2003

Trang bị 2 node điều khiển và 2 node dịch vụ tại miền bắc (đặt tại Hà Nội) và miền nam (đặt tại TP. Hồ Chí Minh). năng lực xử lý cuộc gọi của một node trên 4 triệu BH CA tương đương với trên 240.000 kênh trung kế hoặc trên 400.000 thuê bao.

Trang bị 3 node IP/MPLS đường trục tại miền bắc (đặt tại Hà Nội) và miền nam (đặt tại TP Hồ Chí Minh) và miền trung (tại Đà Nẵng).

Trang bị các node ghép luồng trung kế TGW và mạng IP/MPLS nội vùng cho 11 tỉnh và thành phố lớn gồm Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Năng, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tầu, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Dương. Lắp đặt các node truy nhập NGN nhằm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (xDSL) tại các tổng đài Host trung tâm của 11 tỉnh thành phố Như vậy, vào giai đoạn này sẽ có mạng chuyển mạch liên vùng và nội vùng tạicả 5 vùng lưu lượng. Một phần lưu lượng thoại của mạng đường trục PSTN sẽ được chuyển sang mạng NGN đường trục.

- Giai đoạn 2004 -2005

Tăng số node điều khiển và IP/MPLS nhằm mở rộng vùng phục vụ của mạng NGN tới các tỉnh thành phố còn lại và hình thành mặt chuyển mạch A&B như theo nguyên tắc tổ chức mạng ở mục 2.4.1.3, bảo đảm cung cấp dịch vụ XDSL tại 64 tỉnh thành.

- Giai đoạn 2006 - 2010

Chuyển mạch IP/MPLS cấp đường trục, các node điều khiển được trang bị với cấu trúc 2 mặt đầy đủ để chuyển tải lưu lượng chuyển tiếp vùng và liên vùng cho 5 vùng lưu lượng.

Lưu lượng PSTN một phần được chuyển qua mạng tổng đài PSTN và phần lớn được chuyển tải qua mạng NGN.

Một phần của tài liệu nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau ngn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)