WINDOW OF CITY FURNITURE GROUP

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của đồ gỗ việt nam so với trung quốc khi xuất khẩu sang mỹ (Trang 36 - 43)

Năng lực sản xuất

Công ty Window of City (City.W) thành lập năm 1990, là một tập đoàn sản xuất và kinh doanh gỗ. Công ty có 4 nhà máy sản xuất ở Dongguan tổng diện tích 70000 m2, tổng nhân viên 2000 đến 2499 người

Công ty với 9 thương hiệu:

Tempo: Thương hiệu dùng để xuất khẩu và cả thị trường trong nước. Sản phẩm mang phong cách đơn giản, kích thước linh hoạt, hướng tới khách hàng trẻ thu nhập trung bình thấp trong thành phố

EGO: Sản phẩm mang phong cách hiện đại, dành cho những người co thu nhập trung bình yêu thích nội thất hiện đại

Easy Living: Sản phẩm kết hợp phong cách nước Ý và Đức, với nhiều mẫu mã sang trọng phù hợp với người trẻ thu nhập trung bình

người thích sự linh hoạt và trơn tru

Gaudi: Kích thước rộng, chi tiết cổ điển, kết hợp những chi tiết đơn giản và phức tạp, thích hợp với những nguồi trẻ trung

Tiziano: Định vị nghệ thuật, những người sành sỏi về nội thất. Không chỉ quyến rũ bằng mắt mà còn luôn giữ nét sang trọng. Tập trung vào phong cách đặc biệt và thiết kế tự nhiên tinh tế

New York fashion: Là những sản phẩm chạm khắc tinh sảo, mang phong cách lãng mạn. Nội thất với chất lượng cao, thời trang và hơi hướng cuộc sống.

E & D: tuân thủ những ý tưởng mới tốt cho sức khoẻ, tiêu chí “ thư giãn và sức khoẻ”, dẫn đầu thị trường thiết kế snag trọng với concept kết hợp màu sách và kĩ thuật trong sản phẩm

Med Life: Mang phong cách cổ điển châu Âu, hoang dã của châu Phi và lãng mạn của châu Á.

Mỗi nhãn hiệu của công ty mang một phong cách khác nhau hướng tới đối tượng là giới trẻ trên toàn cầu.

Quy mô thị trường trong nước và quốc tế

Hệ thống phân phối rộng khắp các thành phố lớn tại Trung Quốc, nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu của công ty: giới trẻ hiện đại có thu nhập trung bình trở lên. Công ty có 5 trung tâm mua sắm với tổng diện tích 60000 m2 , nhiều kho dự trữ tại những thành phố trọng điểm của Trung Quốc và hơn 800 nhà phân phối .

Bên cạnh đó, hệ thống kinh doanh quốc tế cũng rất phát triển, các sản phẩm được xuất khẩu thành công tại các thị trường như Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc, Châu Á.

Kinh nghiệm, thành tựu

Năm 2007, Công ty nằm trong top 10 tập đoàn sản xuất và kinh doanh gỗ có doanh số lớn nhất Trung Quốc và trở thành một trong những tập đoàn phát triển tiềm năng hàng đầuTrung Quốc

Thành viên hiệp hội nội thất Trung Quốc, thành viên quan trọng của câu lạc bộ đồ gỗ nổi tiếng Đông Quan mang tầm cỡ quốc tế.

Các giải thưởng công ty đạt được: giải vàng thiết kế gian hàng hội chợ nội thất Dongguan lần thứ 15, giải vàng thiết kế nội thất bếp hội chợ nội thất Dongguan lần thứ 17 và nhiều giải thưởng tại các hội chợ nội thất quốc tế mở rộng khác

Nguồn: website chính thức công ty window of City Furniture Group http://www.city-w.com.cn

Việc so sánh một vài công ty đầu ngành của 2 quốc gia phần nào là rõ được những nhược điểm nhất định trong chiến lược, định hướng của từng quốc gia.

Có thể thấy, điểm yếu chiến lược họat động của các công ty Việt Nam chính là thiếu sự chú tâm vào công tác R&D, chưa nắm rõ được phân khúc và thị hiếu của phân khúc mà mình đang nắm giữ. Trong các công ty hàng đầu Trung Quốc họ có một định hướng rõ ràng về phong cách cho từng khu vực mà họ đang đáp ứng và nâng lên thành chiến lược thị trường cho công ty, thì Việt Nam chỉ đang sản xuất hàng loạt, sản phẩm theo phong cách nào, phong cách nào cho quốc gia nào, Việt Nam chúng ta khó có thể nắm vững và thấu hiểu. Đây sẽ là một điểm vô cùng bất lợi mà Việt Nam phải khắc phục nếu muốn cải thiện lợi thế cạnh tranh của mình.

3.5.1 Sự tác động của các cơ hội – nguy cơ:

Các cơ hội – nguy cơ đến từ môi trường bên ngoài vô tình đã đem lại cho Việt Nam và Trung Quốc những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình cạnh tranh của ngành gỗ 2 quốc gia.

Tỷ giá hối đoái là một vấn đề lớn khi Trung Quốc buộc phải nâng tỷ gía đồng nhân dân tệ

 làm giảm lợi thế giá rẻ khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó, Trung Quốc mất đi một phần lợi thế giá rẻ trong các sản phẩm của mình.

Trung Quốc phải đối mặt với các nhà xuất khẩu khác, tiêu biểu là Việt Nam với lợi thế cạnh tranh vẫn là chi phí nhân công thấp. Bảng bên so sánh mức giá nhập khẩu giường giữa VN và TQ từ năm 2005-2008. Qua đó có thể thấy được, mức giá mà Việt Nam đưa ra có khả năng cạnh tranh về giá cao hơn.

Hoa Kì áp thuế chống phá giá đối với hàng gỗ xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi Việt Nam thì không. Do đó, có tìnnh trạng doanh nghiệp Trung Quốc xuất hàng sang Việt Nam rồi từ Việt Nam xuất sang Mỹ để tránh bị đánh thuế này. (Vì hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình hoàn thành thủ tục cắt giảm thuế nhập khẩu với Trung Quốc khi gia nhập vào CAFTA – khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc, với tỉ lệ thuế nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc có khi chỉ còn 0%)

Thị hiếu tiêu dùng: Người dân nước ngoài có thành kiến với hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt sau

cú sốc hàng nhái của cty gỗ Trung Quốc – Da Vinci. Ngành công nghiệp đồ gỗ của Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin từ phía người tiêu dùng trong và ngoài nước, sau vụ bê bối về bán hàng giả sản xuất tại Trung Quốc nhưng gán nhãn Italia của công ty TNHH Da Vinci.

(Nguồn tin: http://www.tinkinhte.com/cong-nghiep/go-noi-that/nganh-cong-nghiep-do-go-tq-doi- mat-voi-khung-hoang.nd5-dt.146010.136148.html)

Ngoài ra, Việt Nam còn đang phải đối mặt với những thách thức – cơ hội như sau:

Cơ hội

•Công nghiệp sản xuất nội thất vẫn là một ngành “non trẻ” ở Đông Nam Châu Á. Do đó, các nhà sản xuất có năng lực thật sự sẽ còn nhiều cơ hội để phát triển.

• Việt Nam có lịch sử ổn định lâu dài từ thế kỷ thứ 10 đến nửa cuối thế kỷ 19 trong suốt thời gian này nghệ thuật và nghề thủ công phát triển để lại di sản mà hiện nay có thể sử dụng cho thiết kế và trang trí. Nghệ thuật này được tôn vinh và phát triển trong thời kỳ Pháp thuộc

•Việt Nam là một nhân vật đi sau so với thị trường cho nên Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước

•Vùng sản xuất nội thất truyền thống ở Bắc Ninh có tiềm năng rất lớn vì

a) Sản phẩm được thiết kế cho thị trường quốc tế sử dụng phong cách hiện có làm cơ sở phát triển thiết kế nhằm đáp ứng thị hiếu quốc tế và

b) Sản xuất theo phong cách Anh và Pháp cổ phục vụ cho thị trường Mỹ và thị trường Châu Âu.

c) Sản xuất các chi tiết dùng để trang trí cho các công ty FDI và các công ty bản địa.

•Thời kỳ IT tạo rất nhiều cơ hội đổi mới cho sản

Thách thức

• Thách thức lớn nhất là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ gia công cho các đối tác nước ngoài mà chưa có sự nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, chưa tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp.

• Phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, giá gỗ nguyên liệu tăng lên trong các năm gầm đây là một vấn đề khá “đau đầu” của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

• Thiếu sự quản lý cấp cao ở các thị trường nước ngoài, thiếu đào tạo về kinh tế và kỹ thuật, thiếu nhà thiết kế, quản lý ở cấp trung, giám sát ký thuật và công nhân lành nghề. Đây là những yếu tố đe doạ đến sự phát triển ở tầm trung hạn của ngành. Thực tế, cần phải có hành động tức thì là phải tiến hành các khoá đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

• Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu hiện nay đang được các công ty FDI sản xuất. Nhiều công ty đến Việt Nam để tranh thủ giá nhân công rẻ và lực lượng lao động linh hoạt. Họ sẽ rời đi khi có lực lượng lao động rẻ hơn từ nước thứ ba đe doạ lợi ích của họ. Điều quan trọng cần phải lồng ghép các cơ hội này vào cơ cấu ngành và khuyến khích các công ty ở lại và phát triển kinh doanh ở Việt Nam.

xuất, tiếp thị và phân phối. Khám phá sáng tạo của IT có thể đảm bảo cho Việt Nam có thể thu hồi được lợi nhuận lớn nhất có thể cho các nhà sản xuất nói riêng và quốc gia nói chung. Đây là thời điểm hợp lý để Việt Nam tạo ra mô hình kinh doanh riêng của mình cho ngành nội thất hơn là chạy theo khuôn mẫu của người đi trước.

•Hơn 55% doanh nghiệp Việt Nam có chứng nhận FSC (2008), đồng thời không có doanh nghiệp Việt Nam vi phạm đạo luật LACEY

•Các ngành dịch vụ như khách sạn, nhà hàng… đang trong giai đoạn phát triển là nguồn tiêu thụ khá lớn các sản phẩm nội thất. Bên cạnh đó, dịch vụ phát triển cũng tạo động lực cho ngành chế biến gộ phát triển

•Sự đổi mới trong vật liệu sản xuất từ vỏ thóc, tre và các chất liệu vải khác sẽ có thể góp phần làm giảm tính phụ thuộc vào nhập khẩu và cũng tạo ra sự đổi mới cho sản xuất.

• Tranh cãi đang xảy ra hiện nay về sự nóng lên của trái đất sẽ có thể làm tăng chi phí vận chuyển và do đó tăng chi phí gỗ nhập khẩu và tăng chi phí hàng hoá xuất khẩu. Như thế sẽ đe doạ tới tính cạnh tranh của nhiều nhà sản xuất trong cùng một ngành.

• Ấn Độ có nguồn nhân công rẻ, có đồn điền gỗ Teak và có vị trí tuyệt vời trên tuyến biển có thể nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trước khi họ có đủ thời gian thành lập và phát triển hình ảnh và chỗ đứng trên thị trường.

• Cạnh tranh từ các nước cung cấp nguyên liệu gỗ như Brazil, Nam Phi…một khi các nước này bắt tay vào sản xuất nội thất.

3.5.2 Sự tác động của chính phủ:

Về tài chính: Chính phủ Việt Nam dành cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ khá nhiều ưu đãi:

• Giảm lãi suất cho hoạt động đầu tư vào trồng rừng (từ 0 đến 5% của chu kỳ trồng rừng đầu tiên);

• Miễn thuế đất trong hai chu kỳ đầu cho mỗi loài và tăng hợp đồng bảo vệ rừng (cả với người bản địa và các công ty/doanh nghiệp về rừng) thông qua một cơ chế chia lợi nhuận phù hợp;

• Cung cấp hạt giống cho nông dân và

• Khuyến khích thành lập các liên doanh trồng rừng, chế biến gỗ và sản xuất xuất khẩu. Ngoài ra còn một số ưu đãi đằng sau việc trồng rừng sản xuất tại Việt Nam bao gồm: Cho thuê đất thời gian dài hơn đối với hoạt động trồng rừng so với hoạt động khác; Miễn thuế đất trong năm năm đầu; và

Giảm 50% tiền thuê đất trong năm năm sau khi trồng rừng.

Để khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ và nhập khẩu nguyên liệu gỗ thô (Nghị định sô 57/1998/ND-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ; Quyết định số 65/1998/QD-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng chính phủ Thông tư số.122/1999/TT-BNN-PTLN ngày 27/3/1998 của Bộ NN & PTNT) để quản lý xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ gỗ tự nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu cũng như sử dụng tối ưu nguồn gỗ trồng.

Về chính sách thuế: Chính phủ áp dụng Thuế nhập khẩu đối với gỗ nguyên liệu là 0%

(gỗ khúc, gỗ xẻ và gỗ ván) để giảm gánh nặng về chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp.

Về các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ hỗ trợ các nhà xuất khẩu nói chung và các nhà xuất khẩu gỗ nói riêng tại các hội chợ thương mại quốc tế (100% phí đăng ký gian hàng), đoàn marketing (vé máy bay, đi lại…). Trong thời gian tới, chính phủ còn hỗ trợ một phần các khoá đào tạo, và xuất bản các ẩn phẩm xúc tiến thương mại.

Về tổ chức cơ cấu hỗ trợ ngành từ góc độ toàn ngành: Các cơ quan bộ ngành được Chính phủ giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi.

- Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN & PTNT, cân đối và phân bổ ngân sách bằng cách tính toán nguồn thu nhập từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác để triển khai các chương trình phát triển trồng rừng.

- Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tài chính để hỗ trợ xuất khẩu và thưởng cho những doanh nghiệp có kim

ngạch xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu tư, ưu đãi về tài chính cho việc sản xuất nguyên liệu thô và sản xuất chế biến gỗ.

- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ ngành trong việc hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn thị trường nhập khẩu, trang bị cơ sở hạ tầng nhập khẩu để có thể cung cấp đủ lượng nguyên liệu gỗ đặc biệt là gỗ rừng tự nhiên để sản xuất đồ gỗ.

- Bộ Công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ NN & PTNT, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đánh giá hiện trạng, định hướng cho các doanh nghiệp trong tương lai.

- Tổng cục thống kê (GSO), phối hợp với Bộ NN & PTNT và các cơ quan khác sẽ đưa ra nội dung, tiêu chuẩn và chỉ dẫn sử dụng trong việc kiểm tra, đánh giá rừng, điều hành và hướng dẫn cấp địa phương tiến hành thống kê và kiểm kê rừng.

- UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đề xuất và triển

khai các chương trình phát triển rừng tại các khu vực mình quản lý. Hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạn tầng cho các khu sản xuất tập trung, giải quyết các khó khăn trong sản xuất cho các doanh nghiệp, làng nghề thuộc lĩnh vực chế biến và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Ngoài ra, trong công tác xúc tiến thương mại, Chính phủ Việt Nam đã thành lập một cơ cấu bộ máy hỗ trợ bao gồm: Bộ Công thương, Cục xúc tiến thương mại (Vietrade), Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài (41 văn phòng khu vực thương mại của Việt Nam ở nước ngoài), đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, bộ phận Thương mại của nước ngoài và văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, Hiệp hội gỗ trong nước.. Các bộ máy này cùng phối hợp với nhau để xúc tiến thương mại cho ngành gỗ Việt Nam tiến ra thị trường nước ngoài một cách thuận lợi và tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

Phụ lục – Các thông tin tham khảo

1. Chuyên trang thông tin nông nghiệp: http://agro.gov.vn/

2. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam: http://www.vietnamforestry.org.vn/

3. Chuyên trang hồ sơ thị trường – hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam: http://www.ecvn.com/

4. Global Wood: http://www.globalwood.org/news/news.asp

5. Cục xúc tiến thương mại Việt Nam: http://www.vietrade.gov.vn/\

6. International Trade Administration: http://trade.gov/

7. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam: http://www.vinafor.com.vn/

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của đồ gỗ việt nam so với trung quốc khi xuất khẩu sang mỹ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w