Các bước của qui trình cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng tmcp á châu (acb) - chi nhánh khánh hòa (Trang 36 - 89)

5. Bố cục của đề tài luận văn tốt nghiệp

2.3.3. Các bước của qui trình cho vay ngắn hạn

-Hướng dẫn thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn, được thực hiện bởi PFC hoặc Loan CSR.

-Đánh dấu vào những khoản mục KH cần nộp và giao các mẫu hồ sơ cần thiết cho KH theo các hướng dẫn.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ KH, nhân viên ACB tiến hành:

-Gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên thẩm định để định giá tài sản thế chấp, cầm cố.

-Tiến hành thẩm định KH và lập tờ trình thẩm định KH

-Đồng thời với việc thẩm định KH phải lập đề nghị theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Gởi cho trưởng phòng phân tích tín dụng đề nghị hỗ trợ thẩm định phân tích, theo mẫu qui định.

-C/A thực hiện phân tích và lập tờ trình theo mẫu qui định.

Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho KH a. Quyết định cho vay

-Sau khi lập tờ trình thẩm định KH, Loan CSR trình cấp có thẩm quyền xem xét và kí vào tờ trình thẩm định KH.

-Sau khi tờ trình đã được thông qua, Loan CSR hoặc C/A tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư kí Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng để gởi đến các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng

-Tại buổi họp Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, C/A trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của KH, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà KH đã đề nghị. Các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đối với C/A.

b. Thông báo kết quả cho KH

Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay hoặc không cho vay.

-Trường hợp đồng ý cho vay, thông báo cho KH bằng văn bản Sau đó đề nghị KH kí xác nhận và gửi lại cho ACB

- Trường hợp không đồng ý cho vay, thông báo cho KH bằng văn bản Sau đó đề nghị KH kí xác nhận và gửi lại cho ACB.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lí về tài sản đảm bảo nợ vay

-Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, PFC chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. -Loan CSR chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho LDO. LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lí về tài sản đảm bảo cho khoản vay

Bước 5: Nhận và quản lí tài sản đảm bảo

-Khi KH đã hoàn tất thủ tục pháp lí về tài sản đảm bảo nợ vay, LDO tiến hành thủ tục nhận và quản lí tài sản thế chấp cầm cố.

Bước 6: Lập hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ

-Khi KH có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của KH và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ.

Hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ được lập thành 3 bản: ACB giữ 2 bản, KH giữ 1 bản

-Hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho KH và các bên có liên quan kí, sau đó trình cấp có thẩm quyền kí.

Bước 7: Tạo tài khoản vay và giải ngân

-Căn cứ Hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho KH.

-Sau khi tài khoản vay đã đầy đủ các thông tin và nối kết về tài sản đảm bảo, Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay.

-Sau đó Loan CSR thực hiện giải ngân.

Bước 8: Lưu trữ hồ sơ

-Loan CSR lưu trữ hồ sơ vay (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan.

Bước 9: Kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ gốc và lãi vay

-PFC hoặc Loan CSR thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kì hạn nợ của KH thông qua màn hình TCBS hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước 5 ngày.

-Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn.

-PFC hoặc Loan CSR nhắc nhở đôn đốc KH trả nợ và đề xuất ý kiến xử lí khi nhận thấy KH có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán.

-Khi trong hợp đồng tín dụng có qui định về việc thay đổi lãi suất, Loan CSR lập thông báo việc thay đổi và thời gian thay đổi lãi suất cho KH.

-Trường hợp khỏan vay bị buộc thu hồi nợ trước hạn, Loan CSR lập giấy đề nghị thu nợ vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó thu nợ.

b. Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của KH

-PFC phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của KH.

c. Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (tài sản đảm bảo)

-Nhân viên thẩm định phối hợp với PFC tiến hành đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản đảm bảo nợ vay, lập biên bản kiểm tra.

Bước 10: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

-Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kì hạn nợ), KH phải gửi giấy đề nghị theo mẫu cho ACB theo thời gian đã qui định trong hợp đồng tín dụng.

-Căn cứ giấy đề nghị gia hạn nợ/điều chỉnh nợ, nhân viên phân tích tín dụng nhận giấy đề nghị, tiến hành khảo sát đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của KH, sau đó lập tờ trình thẩm định KH, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lí do gia hạn nợ/điều chỉnh kì hạn nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng/Hội Đồng tín dụng xét duyệt.

Bước 12: Chuyển nợ quá hạn

Đến hạn trả nợ, KH không trả đủ nợ đến hạn phải trả hoặc không đồng ý gia hạn/điều chỉnh kì hạn nợ

Có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày, KH vẫn không thanh toán đủ nợ vay

-Nhân viên phân tích tín dụng lập tờ trình thẩm định KH về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền.

-Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Loan CSR thực hiện chuyển nợ quá hạn trên TCBS.

-Loan CSR lập thư báo cho KH về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập biên bản bàn giao hồ sơ vay cho công ty quản lí nợ và khai thác tài sản ngân hàng ACB hoặc bộ phận xử lí nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.

Bước 13: Khởi kiện thu hồi nợ xấu

-Căn cứ vào hồ sơ KH nợ quá hạn do Loan CSR chuyển sang, bộ phận xử lí nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của bộ phận xử lí nợ (ACBA)

Bước 14: Miễn giảm lãi

-KH nộp hồ sơ miễn giảm lãi vay khi gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị gửi ACB, Loan CSR tiếp nhận hồ sơ gồm:

+Giấy đề nghị miễn giảm lãi theo mẫu +Kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ

+Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản, khó khăn về tài chính (nếu có)

+Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất (nếu có)

-Nhân viên phân tích tín dụng kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn giảm lãi theo mẫukèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền kí.

-Tờ trình về việc miễn giảm lãi vay phải nêu rõ:

+Qúa trình cho vay, thu nợ và các biện pháp đã áp dụng +Mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của KH +Đề xuất miễn giảm lãi

-Cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ và có ý kiến đề nghị mức miễn giảm lãi, trình Ban tín dụng/Hội Đồng tín dụng

-Sau khi nhận được biên bản họp của Ban tín dụng/Hội Đồng tín dụng chấp thuận miễn giảm lãi vay, Nhân viên phân tích tín dụng thông báo cho Loan CSR thực hiện miễn giảm lãi vay trên TCBS và thanh lí tài khỏan vay của KH.

Bước 15: Thanh lí/tất toán khoản vay

-Thanh lí đúng hạn

+Hồ sơ vay được thanh lí khi KH thanh toán đầy đủ vốn gốc, lãi vay và các chi phí có lien quan. Teller thu vốn, lãi, phí, phạt….lần cuối trên tài khoản vay của KH.

+Loan CSR kiểm tra lại quá trình thanh toán của KH trên tất cả số dư (vốn, lãi, phí, phạt…) cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lí tất toán khoản vay.

+Khi KH có đề nghị giải chấp tài sản, Loan CSR tiếp nhận và kiểm tra các dư nợ của KH và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền kí duyệt

+LDO sau khi được đề nghị giải chấp thì tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp.

-Thanh lí trước hạn

+Loan CSR tiếp nhận đơn yêu cầu thanh lí trước hạn của KH, trình cấp có thẩm quyền kí duyệt và tính toán, điều chỉnh và nhập lãi, phí, lãi phạt…..tùy theo sản phẩm cho vay vào tài khỏan vay trên TCBS.

+Teller thực hiện thanh lí tài khoản vay. 2.3.4. Lưu đồ cho vay của ACB:

2.3.4.1. Lưu đồ cho vay trong điều kiện bình thường:

SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ CHO VAY TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG ACB

KHÔNG ĐẠT ĐẠT

ĐỀ NGHỊ TÁI THẨM ĐỊNH TỪ CHỐI CHO VAY

ĐỒNG Ý CHO VAY CHƯA ĐẠT KHÔNG ĐẠT ĐẠT KIỂM TRA VÀ KÍ HĐTD

TẠO TK VAY VÀ GIẢI NGÂN HỒ SƠ ĐÃ GIẢI NGÂN

LƯU TRỮ HỒ SƠ VAY

KIỂM TRA VÀ THEO DÕI KHOẢN VAY XỬ LÍ NỢ

THU VỐN VÀ LÃI VAY

ĐÃ TÁI THẨM

ĐỊNH THANH LÍ VÀ TẤT TOÁN LƯU HỒ

HƯỚNG DẪN KH VAY VỐN

HỒ SƠ XIN VAY XEM XÉT HỒ SƠ XINVAY

TÀI THẨM ĐỊNH THẨM ĐỊNH TSTC/TSCC TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH BĐS TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH KH THẨM ĐỊNH KH

XÉT DUYỆT HỒ SƠ VAY

LƯU THÔNG TIN HỒ SƠ KH

KẾT THÚC HOÀN TẤT THỦ TỤC PHÁP LÍ VỀ TSĐB NỢ VAY

HỒ SƠ ĐẢM BẢO NỢ VAY QUẢN LÍ TSĐB NỢ VAY LẬP HĐTD/KHẾ ƯỚC VAY

NỢ QUÁ HẠN

GIẢI CHẤP TSĐB NỢ VAY TRẢ HỒ SƠ ĐẢM BẢO VÀ THANH LÍ HĐTD

KẾT THÚC BTD/HĐTD DUYỆT

GIA HẠN NỢ/ĐIỀU CHỈNH KÌ HẠN NỢ

2.3.4.2. Lưu đồ cho vay có hỗ trợ lãi suất:

SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ CHO VAY CÓ HỖ TRỢ LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG ACB

BÁO CÁO CÁC KHOẢN CHO VAY ĐƯỢC HỖ TRỢ

LÃI SUẤT VỀ NHNN

KIẾM TRA MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY

THU LÃI VAY R1 VÀ KÍ GIẤY XÁC NHẬN HỖ TRỢ

LÃI SUẤT (PHẦN LÃI KH TẠM TRẢ)

NHẬN TIỀN LÃI TỪ NHNN THU ĐỦ LÃI VAY R2 (TỪ PHẦN LÃI NHNN HỖ TRỢ) HƯỚNG DẪN KH VÀ TIẾP

NHẬN HỒ SƠ

KIẾM SOÁT HỒ SƠ VAY PHÙ HỢP VỚI QUI ĐỊNH BÙ LÃI SUẤT LẬP TỜ TRÌNH VÀ TRÌNH CẤP TÍN DỤNG THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÁP LÝ GIẢI NGÂN

QUYẾT TOÁN VỚI NHNN

THU HỒI VỐN

THU ĐỦ LÃI VAY CHO ACB

THANH LÝ VÀ GIẢI CHẤP TÀI SẢN

THU ĐỦ LÃI VAY R2 TỪ KH VÀ THU HỒI NỢ TRƯỚC HẠN

2.3.5. Phương thức xử lí tài sản thế chấp của ACB:

a. Theo thỏa thuận: -Bán tài sản thế chấp

-ACB nhận tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo

-ACB nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ 3 trả hoặc phải giao cho bên đảm bảo

-Đối với sổ tiết kiệm, số dư tài khoản, ngoại tệ mặt, vàng thì ngân hàng chủ động trích tiền từ sổ tiết kiệm, số dư tài khoản, ngoại tệ mặt, vàng để thu hồi nợ -Đối với cổ phiếu niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán hoặc ACBS: +Tự động trích tài khoản tiền gửi của bên vay tại ACB hoặc nhờ thu không cần chấp nhận (nếu bên vay có tài khoản tại ngân hàng khác ACB)

+Uỷ quyền cho ACBS ra lệnh bán chứng khoán cầm cố hoặc áp dụng các biện pháp để thu nợ, giá bán chứng khoán cho ACB quyết định

-Đối với các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc các căn cứ pháp lí khác: +Thực hiện các quyền của bên bảo đảm theo hợp đồng và nhận các khoản thanh toán theo hợp đồng để thu hồi nợ

+Chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ 3 để thu hồi nợ

b. Nếu không xử lí được theo các phương thức đã thỏa thuận thì ACB có quyền chủ động thực hiện 1 trong các phương thức xử lí sau:

-Trực tiếp bán tài sản đảm bảo

-Uỷ quyền bán tài sản bảo đảm cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc DN bán đấu giá tài sản

-Uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lí tài sản đảm bảo cho tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán

-ACB nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo

-ACB nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ 3 phải trả hoặc phải giao cho bên đảm bảo.

2.4. Tóm tắt về hoạt động kinh doanh Ngân Hàng ACB Khánh Hòa:

2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm:

BẢNG 1: BẢNG TÓM TẮT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2007-2009

ĐVT: Trđ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Thu nhập 40.888 91.839 79.043

TN lãi và TN tương đương 36.238 84.000 63.516

TN từ các hoạt động khác 4.650 7.839 15.527

2.Chi phí 34.163 76.105 59.864

Chi phí lãi vay 25.647 62.003 45.014

Chi phí từ các hoạt động khác 8.516 14.102 14.850

3. Lợi nhuận thuần 6.725 15.734 19.179

(Nguồn: phụ lục : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Nhận xét qua các năm: Qua tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm 2007-

2009, tuy đây là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế nhưng ta thấy sự tăng trưởng của chi nhánh ACB Khánh Hòa tăng liên tục và khá mạnh mẽ đặc biệt là giai đoạn 2007-2008. Lợi nhuận thuần tăng mạnh trong năm 2008 (tăng 134% so với 2007) do tăng trưởng tín dụng trong năm này của chi nhánh khá cao nên thu nhập từ lãi tương đối lớn, đến 2009 vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giảm hơn nhiều (chỉ tăng 22% so với 2008) do chịu ảnh hưởng khủng hoảng của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng (lạm phát tăng cao, biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái….) nên ngân hàng thắt chặt cho vay để hạn chế rủi ro, thu nhập tăng chủ yếu mạnh mẽ từ các khoản phí và thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ. Qua đó cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm vừa qua tăng trưởng tương đối tốt, liên tục và ổn định.

2.4.2. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh qua các năm: BẢNG 2: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN BẢNG 2: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2007-2009

ĐVT: Trđ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Vốn do Hội Sở cấp 150.000 162.000 166.770

Vốn huy động , trong đó: 468.200 596.800 788.619

+Tiền gửi của NHNNN và

các TCTD khác 52.581 79.730 84.637

+Tiền gửi của khách hàng 415.619 517.070 703.982

Tài sản nợ khác 61.800 81.200 153.755

Tổng nguồn vốn 680.000 840.000 1.109.144

(Nguồn: phòng kế toán của ngân hàng ACB-CN.Khánh Hòa)

ĐỒ THỊ 1: ĐỒ THỊ VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2007 2008 2009 Vốn do Hội Sở cấp Vốn huy động Vốn khác Tổng nguồn vốn

Nhận xét qua các năm: Tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục qua các

năm, trong đó chủ yếu là từ vốn huy động tiền gửi của khách hàng, do đặc điểm kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ do đó cơ cấu vốn vay chiếm tỷ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng tmcp á châu (acb) - chi nhánh khánh hòa (Trang 36 - 89)