Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 26 - 27)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT

2.1.1.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

2.1.1. Tổ chức hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNT VN.

2.1.1.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín dụng.

* Tín dụng là một trong các loại hoạt động chính yếu nhất của NHNT, vì vậy tại tất cả các tầng bậc tổ chức của NHNT đều có bộ phận chuyên trách công tác tín dụng.

* Tín dụng là một trong các hoạt động có độ rủi ro cao vì vậy cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng phải bảo đảm tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộc kiểm soát lần nhau, thông tin được tập trung đầy đủ chính xác và kịp thời.

* Đảm bảo nguyên tắc linh hoạt , không cản trở hoặc làm xấu đi quan hệ với khách hàng.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàngNgoại Thương Việt Nam. Ngoại Thương Việt Nam.

* Ủy ban quản lí rủi ro: được thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lí rủi ro.Nhiệm vụ chính của Ủy ban là ban hành các chính sách chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm quản lí có hiệu quả các loại hình rủi ro khác nhau trong hoạt động NH, trong đó tất nhiên bao gồm loại hình rủi ro tín dụng.

* Hội đồng tín dụng Trung ương: Được thành lập nhằm hỗ trợ cho Ban điều hành trong việc cung ứng sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và quyết định các khảon vay vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc các chi nhánh.

* Phòng quản lí tín dụng: phòng thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu : Theo dõi và quản lí rủi ro tín dụng; hướng dẫn và ban hành các chính sách chế độ liên quan đến hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch và các đinh hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kì.

* Phòng đầu tư dự án: Phòng thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: Tái thẩm định các dự án đầu tư vượt hạn mức phán quyết của các giám đốc chi nhánh; trực tiếp xem xét thẩm định cho vay các dự án lớn tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ( trừ các tỉnh có chi nhánh của VCB).

* Phòng công nợ: phòng chịu trách nhiệm theo dõi quản lí toàn bộ các khảon vay khó đòi ( trên 180 ngày); theo dõi tính toán trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lí nợ khó đòi từ quỹ dự phòng rủi ro; xem xét thẩm định các khoản miễn giảm lãi vượt mức phán quyết của các Giám đốc chi nhánh.

* Phòng thông tin tín dụng: Phòng chịu trách nhiệm theo dõi thu nhập thông tin liên quan đến phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động khác có liên quan. Phối hợp hoạt động thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro giữa các chi nhánh. Tổng hợp phân tích đánh giá, dự báo, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động tín dụng trong toàn bộ hệ thống và thông tin phục vụ quản lí. Đầu mối quan hệ giao dịch trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức cung cấp thông tin khác.

* Phòng quan hệ khách hàng: Quản lí quan hệ với một số khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 26 - 27)