CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNN&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 31 - 36)

- Ngoài ra các yếu tố như: mạng lưới chi nhánh, kinh nghiệm cũng như khả năng của đội ngũ nhân viên

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNN&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

CỦA NHNN&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

2.1. Khái quát về NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội Nội

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong những năm qua, nền kinh tế thế giới đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Hoà vào cùng với sự phát triển đó, với những lỗ lực của mình, nền kinh tế Việt Nam cũng đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể. Và cùng với su thế hội nhập chung của thế giới, Việt Nam đang từng bước phát huy tối đa nội lực để bắt nhịp với sự phát triển kinh tế của thế giới. Sự hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi thị trường tài chính trong nước, đặc biệt là ngành ngân hàng phải có những cải cách quan trọng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.

Trong cơ chế kinh tế tập chung bao cấp, các ngân hàng trong nước được tổ chức theo mô hình của các ngân hàng chuyên doanh. Bước sàng thời kỳ đổi mới kinh tế, để đáp ứng nhu cầu của thị trường các ngân hàng cần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đồng thời mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Đó sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Do vậy các ngân hàng tại Việt Nam cũng từng bước chuyển sang mô hình ngân hàng đa năng, thực hiện cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng: các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở rộng cho vay xây dựng cơ bản, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn…ngoài ra các ngân hàng còn tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán dưới hình thức thành lập các công ty con như: công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán. Nhiều ngân hàng còn tiến hành liên doanh với các ngân hàng nước ngoài để mở các chi nhánh tại

nhiều địa điểm khác nhau nhằm phát triển mạng lưới chi nhánh trong nước cũng như quốc tế.

Hoà nhập cùng với xu thế tất yếu đó, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã không ngừng lỗ lực để nâng cao công nghệ cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên trong hệ thống, đồng thời mở rộng mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Ban lãnh đạo ngân hàng nhận thấy khu vực phía Nam Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng, cho lên ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ra quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/3/2001 về việc thành lập chi nhánh Nam Hà Nội, và được chinh thức khai trương vào đi vào hoạt động ngày 08/5/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và đến nay là 95 cán bộ.

Chi nhánh có trụ sở tại khu nhà C3, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội, phạm vi hoạt động chủ yếu là trên địa bàn quận Thanh Xuân và các quân nội thành Hà Nội.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện công nghiệp háo hiện đại hoá nông thôn, trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn bằng các hình thức đầu tư tín dụng. Trong những năm đầu thành lập, Chi nhánh mặc dù gặp không ít những khó khăn, nhưng vẫn đạt được những bước tiến quan trọng. Và trong thời gian tới, Chi nhánh vẫn không ngừng đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp phát triển nông thôn và hội nhập kinh tế

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

2.1.2.1.Tổ chức biên chế bộ máy và cơ cấu cán bộ của Chi nhánh

Tổng số cán bộ đến ngày 31/12/2005của toàn Chi nhánh là 112 lao động và được xếp theo sơ đồ sau:

Hội sở

Phòng thanh toán quốc tếPhòng kế toán ngân quỹ

Phòng thẩm định Phòng hành chính nhân sự Phòng tín dụng

Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Tổ kiểm tra thanh toán nội bộ

Ban lãnh đạo

Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

CN Nam Đô PGD số 4 PGD số 5 PGD số 6 CN Tây Đô

CN Giảng Võ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

Chức năng: cũng như các ngân hàng thương mại khác NHNP&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội cũng có các chức năng cơ bản sau đây:

• Là một tổ chức trung gian tài chính hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.

• Tạo phương tiện thanh toán. Khi ngân hàng cho vay số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hoá dịch vụ.

• Đóng vai trò là trung gian thanh toán . Thay mặt khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.

Nhiệm vụ: khai thác thị trường phía Nam Hà Nội và thực hiện chương trình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.2.3.Nghiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau đây:

• Nhận tiền gửi. Đây là một trong những hoạt động đầu tiên của các ngân hàng thương mại từ khi hình thành. Trên cơ sở ngân hàng mở các tài khoản nhận tiền gửi cho khách hàng với cam kết trả đúng hạn, và cam kết trả cho khách hàng một khoản tiền lãi ( hay là chi phí đánh đổi cho việc sử dụng vốn ).

• Cho vay. Ngân hàng có nhiều cách thức để huy động vốn khác nhau. Và khi đã huy động được vốn, thì một trong những phương thức đem lại lợi nhuận cho ngân hàng là cho vay. Đó là hình thức mà ngân hàng sẽ cho các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu về vốn vay với một lãi suất cao hơn chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn, từ đó ngân hàng sẽ thu được khoản chênh lệch về lãi suất. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Mua bán ngoại tệ. Đây sẽ là hoạt động mang đầy tính tiềm năng cho các ngân hàng đặc biệt là trong su thế hội nhập như hiên nay. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ tiến hành sẽ mua một loại tiền này để đổi lấy một loại tiên khác và hưởng khoản chênh lệch, cũng như phí dịch vụ.

• Bảo quản vật có giá. Ngân hàng sẽ tiến hành giữ hộ khách hàng các vật có giá như vàng bạc và các tài sản có giá khác, và thu được các khoản phí.

• Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, mở và thanh toán L/C phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.

• Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ

• Thực hiện các chương trình dự án của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

• Cung cấp các dịch vụ khác như: môi giới chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ đại lý, dịch vụ bảo lãnh…

2.1.3. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2005.

Bảng 2: Kết quả nguồn vốn của Chi nhánh

Đơn vị: triệu VNĐ

STT CHỈ TIÊU 2005 CƠ CẤU Tăng giảm sơ với 2004

TĐ %

I Tổng nguồn vốn 4.012.132 1,233,986 48.4%

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 31 - 36)