BỒI THƯƠNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIÊT NAM
3.2.2 Một số kiến nghị chung với các cơ quan chức năng
- Để tránh tình trạng hạ phí làm ảnh hưởng đén tốc đọ phát triển của thị trương , các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt đong kinh doanh bảo hiểm cần xây dựng hành lang biểu phí cụ thể. Các công ty có biểu phi ccuar riêng mình phải trình cơ quan quản lý nhà nước để được phê duyệt và theo dõi thực hiện.
- Tăng cương các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt đọng kinh doanh của các doanh nghiệp tái bảo hểm, doanh nghiệp bảo hiểm gốc, môi giới trong nước và nước ngoài đang được phép hoạt động trên thị trường bảo hiểm VN, khuyến khích các hoạt đọng taí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cho các công ty bảo hiểm trong nước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài.
-Cải tiến cơ chế quản lý tài chính đối với các DN bảo hiểm của nhà nước để giúp các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kinh doanh.
-Kiến nghị nhà nước xem xét đàu tư cơ sở vật chất cho đội tàu buôn quốc tế của VN. Vì đội tàu của chúng ta hầu như đã hết hạn sử dụng vì thế mà nguy cơ xảy ra tổn thất la rất cao. Hàng năm tỷ lệ bồi thương bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển của các doanh nghiệp bao hiểm là rất lớn
-Luật kinh doanh bảo hiểm Quốc hội đã thông qua sẽ là hành lang pháp lý tốt nhất điều chính hoạt đông kinh doanh bảo hiểm hang hóa theo một quy tắc chung, nhằm đưa thị trường bảo hiểm VN tiến tới hội nhập vào thị trường bảo hiểm thế giới.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cùng sự hương dẫn của TS.Trần Văn Hòe, luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành được các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Trình bày một cách hệ thống, rõ ràng những vấn đề lý luận chung liên quan đến công tác giám định và bồi thường tổn thất của loại hình bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: lý thuyết chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, lý thuyết về công tác giám đinh và bồi thường hàng hóa tổn thất… từ đó tổng kết rút ra được các biện pháp đề phong, hạn chế tổn thất cho hàng hóa trong suốt chuyến hành trình.
2. Phân tích thực trạng, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam, tình hình triển khai công tác giám định và bồi thường đối với BH này để thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác này.
3. Từ những thực trạng nêu trên đưa ra một số ý kiến nhămg khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nhằm nâng cao chất lương hoạt động giám định và bồi thường tổn thất trong BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển.
Nhìn chung công tác giám định và bồi thường tổn thất trong BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh của DNBH, nâng cao chất lương của công tác này sẽ tăng vị thế đáng kể của DNBH trong khách hàng. Trong giới hạn một bài “Luận văn tốt nghiệp” em có những nghiên cứu nhỏ về công tác này, em mong được sự chỉ bảo thêm của thầy, cô.