Về phía bản thân các Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giám định và bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam (Trang 25 - 30)

BỒI THƯƠNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIÊT NAM

3.2.1Về phía bản thân các Doanh nghiệp

Nhưng kết quả đạt được của nền kinh tế Việt nam trong năm qua đã tạo ra nhiều thuân lợi cho thị trương bao hiểm hàng hóa phát triển.Để chuẩn bị tót cho những cơ hội được phát triển cùng lớn manh với các nước thế giới các công ty bảo hiểm Việt nam phải tự tìm cho mình những hướng đi phù hợp, không ngừng nâng cao chất lương dịch vụ, uy

tín và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh cơ hội thì ngành bảo hiểm hang hóa XNK của chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn thách thức. Để vượt qua được nhưng thử thách ấy bản thân doanh nghiệp các công ty bảo hiểm Việt nam phải tự hoàn thiện được bộ máy quản lý, nội bộ của Doanh nghiệp.

•Về công tác khách hàng:

Một khó khăn lớn của chúng ta là tình trang cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Hơn nữa chúng ta thường có thói quen nhập CIF xuất FOB, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới thị trường kinh doanh cua bảo hiểm Viêt Nam. Vì thế đẻ thu hút khách hàng các công ty bảo hiểm cần

- Tuyên truyền vận động khách hàng tham gia bảo hiểm hàng hóa, để các doanh nghiệp bỏ thói quen mua CIF bán FOB. Do thói quen buôn bán ngoai thương đó mà phần lớn thị trương bảo hiểm hang hóa vận tải trong nước bị các công ty nước ngoài lấn sân, cũng vì thế mà chúng ta mất một khoản thu ngoại tệ khá lớn. Các DN bảo hiểm phải nỗ lực để cho khách hang thấy chúng ta cũng không kém DN nước ngoài về thực lực và chuyên môn. Nâng cao được ý thức trách nhiệm của các DN đối với nền kinh tế tài chính của đất nước mình

- Tăng cường hơn nữa dịch vụ cho khách hàng, đáp ưng tốt nhất đòi hỏi của khách hàng. - Đưa ra mức giá hợp lý. Trong môi trương cạnh tranh khốc liệt. chạy đua với các Dn nước ngoài, hơn chúng ta rất nhiều về cả thực lực tài chính và chuyên môn vì thế mà chúng ta chỉ có thể cạnh tranh được với họ vê giá cả cua dịch vụ. Đây là một trong nhưng chính sách thu hút khách hiệu quả nhât.

- Cầm nắm vững thật rõ kim ngach XNK của các mặt hang trong nước Từ đó đề ra những biện pháp chiến lược kinh doanh phù hợp nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa.

•Về công tác cán bộ

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu còn là loại hình ma các doanh nghiệp Việt Nam còn khá non nớt. Trong khi đó bảo hiểm là ngành rất nhạy cảm với các điều kiện kinh tế, vì thế mà đòi hỏi các cán bộ kinh doanh nganh bảo hiểm phải có trình đọ chuyên môn cao, am hiểu nhiều lĩnh vực.Đặc biệt phải có sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động ngoai thương, kinh doanh xuất nhập khẩu và có óc tìm tòi, phân tích dự doán xu hướng biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Chính vì vậy mà các công ty bảo hiểm phải chú trọng thật tốt tới công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, vai trò của con người

trong nghiệp vụ này là vô cùng quan trọng.Công ty cần phải tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng , nâng cao nghiệp vụ định kì cho cán bộ công nhân viên nhăm không ngừng đổi mới và phát triển phương thức kinh doanh của cac cá nhân trong công ty góp phấn nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và nghiệp vụ nói riêng.

- Cần ban hành các văn bản quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ và trách nhiệm của từng phòng ban,từng bộ phận.Sắp xếp lịch công tác và lịch việc làm khoa học, có các hướng dân chi tiết về nhiêm vụ cho từng nhân viên trong các phòng ban theo quý, theo năm. Nên chuyên môn hóa nhiệm vụ của cán bộ nhân viên theo mặt hàng, khách hàng hay tình chất công việc cụ thể. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp ích rất nhiều cho các Dn trong viêc nâng cao trình dộ nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ và cũng đạt kết quả công việc cao hơn. Ví dụ trong công tác giám định và bồi thương, DN bảo hiểm VN vẫn thường gộp làm một không phân ra nhiệm vụ tách biệt khiến cho các cán bộ phải ôm đồm giải quyết quá nhiều viêc., dẫn đến hiệu quả không cao, gây ảnh hương nhiều tới uy tín và hình ảnh của công ty.

- Đưa ra các chính sách về đãi ngộ khen thưởng và kỷ luật cho cán bộ công nhân viên. Khen thương cho nhưng các bộ có thành tích tốt trong công việc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó cần phải kỷ luật, phê bình thẳng thắn với những cán bộ có những biêu hiện không tôt trong công tác.

- Hoàn thiện các quy dịnh cụ thể về phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của các chi nhánh, phòng ban, đại lí nhắm bảo đảm cho sự thống nhất thông suôt trong quản lý điều hành, tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong công việc để có được hiệu quả cao trong công tác quản lý. Khai thác triệt để các đơn vị chi nhánh để thu hút rộng rãi khách hanggf cũng như thu thập nhưng thong tin phản hồi từ khách hàng.

•Về công tác giám định và bồi thương tổn thất

+ Giám định và bồi thường là hai công tác quan trong nhất của nghiệp vụ bảo hiểm. - Giám định là công việc mà dựa vào đó Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác định được mứ độ thiệt hại, phạm vi bồi thường, mức độ bồi thường.

- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa thì yếu tố quan trọng là chữ tín với khách hàng, để chiếm được long tin của khách hàng bên cạnh các dịch vụ với những điều kiện ưu đãi, bằng mức phí cạnh tranh, quan trọng hơn cả là công tác bồi thương tổn thất. Cố thêt nói bồi thương là tiêu chí hàng đầu xếp hạng các công ty bảo hiểm. Nếu

công tác bồi thương mà làm không tôt chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty, doanh nghiệp còn có thể bị mất dần khách hàng.

Thế nhưng trong những năm qua công tác giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiêm hang hóa cua VN không đạt hiệu quả cao. Các công ty bảo hiểm của VN chưa có những cán bộ giám định có trình độ chuyên môn cao, mà hầu như công tác này còn phụ thuộc nhiều vào các tổ chức giám định trung gian do công ty ủy thác. Chính vì vậy cần đầu tư hoàn thiện nâng cao chất lượng của công tác giám định.

- DN nên đầu tư mua sắm những trang thiết bị giám định hiện đại để mang lại hiệu quả cao cho công tá giám định.

- Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giám định có uy tín trong và ngoài nước để qua đó giúp các cán bọ giám định của công ty học hỏi được nhiều kinh nghiêm, chuyên môn. Các công ty nên chú trọng việc đạo tạo cán bộ bằng việc gửi họ đi học ở nước ngoài, ở các công ty bạn, khi tuyên dụng cần phải đặc biệ chú ý tới sự tỉ mỉ trung thực và chu đáo của ứng viên do đặc thù công tính chất của công tác này là phải đảm bảo tinh chính xác, tuyệt đối cao.

- Đồng thời bố trí mạng lưới giám định ở những nơi có khách hàng tham gia bao hiểm hàng hóa để công tác giám định được tiến hành kịp thời đúng lúc.

+ Công tác bồi thương ở Việt Nam giải quyết chưa được nhanh gọn, dứt khoát, vẫn còn nhiều thủ tục phiền hạ phức tạp. Ví thế má đè nghị các công ty đổi mới và hoàn thiện trong khâu giám định và nhất là bồi thường. Rut ngắn bớt những thủ tục rườm rà phức tạp, tạo diều kiện thuân lợi tôt nhất cho khách hàng.

+ Nếu công ty có bộ phận giám định thi sẽ tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể cho công tác thuê giám định ngoài nhưng lại có một điểm yêu la : khi cán bộ giám định của công ty khi làm viêc lâu gắn bó với một khach hàng sẽ nảy sinh tình cảm, cả nể đãn đến kết quả giám định kgoong chính xác. Ví thế mà các DN phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền giao dục cho cán bộ công nhân viên nâng cao trách nhiệm uy tín của ca nhân với DN, tranh hiên tượng trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại lợn đến công.Nhưng bên cạnh đó công ty cũng nên thương xuyên tổ chức những buổi nói chuyện giao lưu với nhân viên trong công ty cũng như quan tâm hơn nữa tới đời sồng của nhân viên.

•Về công tác tổ chức hợp tác giữa các DN

ngoài nước để nghiên cứu tham khao dưa ra các nghiệp vụ mới bổ sung và lựa chọn đối tác cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

-Tảng cường hợp tác giữa bảo hiểm, chủ hàng, người vận chuyển để thưc hiện mục tiêu mua theo giá FOB, CF, CFR đối với nhập khẩu hàng hóa và bán CIF đối với xuất khẩu.

-Các công ty bảo hiểm cần nghiên cứu một mô hình thích hợp nhằm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hoạt đông ngọa thương vận tải, bảo hiểm, ngân hàng

•Một số vấn đề khác

-làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất như kiểm tra các thiết bị bảo hiểm đảm bảo an toàn của tàu, kiểm lại hàng hooa trước khi nhận bảo hiểm hay giám định ngay đối với những hàng hóa xuất khẩu tại cảng để tránh những rủi ro về tổn thất hàng hóa do bản chất hàng hóa gây ra. Các công ty bao hiểm phối hợp với nhau để xây dựng các hệ thống báo hiệu, tín hiệu, đội cứu nạn trên biển, hệ thống cảng lánh nạn,phao tiêu. Xây dựng và cải tiến hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng chính xác để có thể theo dõi được hành trình của hàng hóa, từ đó giảm thiểu tối đa tổn thất.

-Không những nắm vững các luật lien quan đến nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm ở trong nước mà các DN bảo hiểm VN còn phải nắm vững luật quốc tế và của những nước có quan hệ hợp tác.Trong nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm bao giờ cũng có sụ tham gia của các bên ở các quốc gia khác nhau nên buộc các DN bảo hiểm phải nắm vưng luật, để tránh tình trạng DN của chúng ta bị thiệt hai về lơi ích khi có tranh chấp, rủi ro xảy ra. Điều náy còn giúp DN bảo hiểm VN nâng cao được vị thế trên thị trương bảo hiểm hang hóa xuất nhập khẩu thế giới.

-Thực hành tiết kiệm ở tất cả các khâu, chống mọi hành vi tiêu cực lãng phái, giảm thiểu tối đa những chi phí bất thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tái bảo hiểm là nghiệp vụ nhận trách nhiệm cho những lô hàng xuất nhập khẩu lợn vì thế cần có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động này. Việc xác định đúng mức giữ lại, mức nhân tái hay phần nhượng tái phải được xem xét tính toán dựa trên cơ sở đánh giá phân tịc khả năng tài chính của công ty, dự báo phân tích thống kê về xu hướng biến động của thị trường cũng như đánh giá các rủi ro đối với các đối tượng được bảo hiểm. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác tái bảo hiểm, tránh sự mất ổn điịnh về tài chính, tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

-Tích cực phát triển các hình thức huy đọn vốn đấu tư ( nguồn bên ngoài hay từ cổ đông của công ty) để tăng vốn của công ty nâng cao được khả năng tài chính của các Dn bảo hiểm VN

-Chú trọng quan tâm tới việc tuyên truyền xây dựng hình ảnh của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giám định và bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam (Trang 25 - 30)