Một số giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam 1 Giải pháp về kinh tế:

Một phần của tài liệu Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững.doc (Trang 35 - 39)

1. Giải pháp về kinh tế:

1.1. Hoàn thiện chính sách về Nông nghiệp, nông thôn để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa ngành lúa gạo. trình sản xuất hàng hóa ngành lúa gạo.

Thực trạng chính sách nông nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều bất cập chính vì thế việc hoàn thiện chính sách để tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn và đẩy nhanh sản xuất hàng hóa lúa gạo theo hướng phát triển bền vững. Đầu tiên là chính sách đất đai, nên sửa đổi lại chính sách hạn điền theo hướng mở rộng hơn. Để khuyến khích những người có khả năng, có kinh nghiệm làm nông nghiệp tích tụ và tập trung ruộng đất, từ đó tạo ra các trang trại sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó sản xuất ra sản phẩm lúa gạo với số lượng lớn và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nhiều thị trường với sự cạnh tranh cao. Chính sách thứ hai cần phải điều chỉnh là chính sách quy hoạch đất đai trong phạm vi cả nước. Cần tổ chức sử dụng hợp lý hơn hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất nhất là đất nông nghiệp. Ngoài ra cần hoàn thiện và điều chỉnh chính sách về Khoa học – Công nghệ theo hướng khuyến khích tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm khoa học- công nghệ có chất lượng cao để phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với trên 70% dân số là nông dân chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp nên chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Trong đó các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như chính sách trợ giá đầu vào quá trình sản xuất, chính sách trợ giá đầu ra, chính sách khuyến nông,… cần được đề cao vì thực trạng hiện nay chi phí sản xuất lúa gạo còn rất cao vì thế đạt được mục tiêu người sản xuất lúa phải lãi trên 30% so với giá thành sản xuất là rất khó khăn.

Một thực trạng nữa của người sản xuất hiện nay là do thiếu vốn, chính vì vậy chính sách tín dụng cần được hoàn thiện để người dân tiếp cận với vốn dễ dàng hơn về thủ tục hành chính và hướng dẫn cách sử dụng vốn có hiệu quả là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với Nhà nước Việt Nam.

Tóm lại, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn là một hệ thống các biện pháp để nhằm phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, chính vì thế việc hoàn thiện chính sách cần được chú trọng và hoàn thiện trong thời kỳ nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.

Sản lượng lúa hàng năm của cả nước hiện đã lên đến gần 40 triệu tấn, nhu cầu chế biến gạo rất lớn, cần nhanh chóng nâng cấp hệ thống xay xát gạo hiện có, kết hợp hài hoà nhiều loại quy mô chế biến phù hợp với vùng lúa nguyên liệu. Hỗ trợ phát triển mạng lưới cơ sở chế biến gạo qui mô nhỏ và vừa ở nông thôn, nâng cấp các cơ sở xay xát, bổ sung máy phân loại, đánh bóng gạo, máy tách hạt để nâng cao phẩm cấp gạo chế biến. Chú trọng cung cấp và trang bị cho nông thôn những máy xay xát nhỏ có công nghệ hiện đại tách tạp chất, giảm tỷ lệ gạo gãy, tăng tỷ lệ thu hồi từ 63 - 65% lên 66- 67%. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả chế biến gạo, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Khuyến khích đầu tư các nhà máy chế biến gạo, chế biến sâu các sản phẩm từ gạo sử dụng công nghệ tiên tiến gắn với xây dựng các vùng lúa nguyên liệu sản xuất gạo chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vùng nguyên liệu là điều kiện tiền đề cho phát triển các nhà máy chế biến gạo, Nhà nước cần tổ chức qui hoạch các vùng sản xuất lúa nguyên liệu gắn với hạ tầng và nhà máy chế biến. Có chính sách hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất lúa nguyên liệu cho chế biến, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gạo, đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa, vùng lúa xuất khẩu nằm trong quy hoạch 1,3 triệu ha.

Xây dựng cơ chế hợp tác liên kết 4 nhà (nhà nông- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp- nhà nước) để phát triển sản xuất và chế biến gạo trên nguyên tắc nông dân có đất đai và lao động, doanh nghiệp cung cấp vốn và bao tiêu lúa nguyên liệu, nhà khoa học tham gia với doanh nghiệp để tư vấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân sản xuất lúa, Nhà nước xây dựng qui hoạch và tham gia hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu đồng thời tổ chức đăng ký thương hiệu, sản phẩm lúa gạo hàng hoá để thống nhất quản lý chất lượng sản phẩm.

1.3. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất lúa gạo.

Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học, sản xuất và lai tạo các giống lúa mới như các giống lai, giống thuần cho năng suất cao đặc biệt là các giống lúa có chất lượng cao để cung cấp cho các vùng lúa trong nước. Nghiên cứu chọn tạo, phát triển nhanh các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao phù hợp với từng vùng sinh thái, đặc biệt mở rộng diện tích lúa lai, giống lúa thích ứng với các vùng khó khăn như hạn hán, phèn mặn, úng trũng, giống chịu sâu bệnh hại lúa. Hỗ trợ nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa mới

để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời giảm ô nhiễm môi trường như kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, quản lý dịch hại tổng hợp, bón phân cân đối và quản lý dinh dưỡng tổng hợp, làm mạ công nghiệp, sản xuất lúa theo qui trình GAP.

Đối với khâu chế biến và bảo quản lúa gạo, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiếnsử dụng máy gặt đập liên hợp, máy sấy, đổi mới công nghệ và thiết bị trong các khâu xay xát, bảo quản lúa gạo để tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm, nâng cao chất lượng lúa gạo.

Nghiên cứu và phát triển các mô hình huấn luyện, phổ biến kỹ thuật sản xuất lúa cho nông dân tại các thôn, ấp và trên đồng ruộng có sự tham gia hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chuyên gia, nhà khoa học và nông dân sản xuất giỏi. Chú trọng phổ biến kinh nghiệm sản xuất lúa giỏi, nhân rộng các mô hình sản xuất lúa đạt hiệu quả cao tiêu biểu cho từng vùng, sản xuất lúa sạch, thân thiện môi trường, mô hình canh tác lúa kết hợp luân canh luân vụ có tác dụng né tránh, giảm nhẹ thiên tai.

Chú trọng phát triển mạng lưới dịch vụ thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất lúa gạo đến cấp xã, đảm bảo 100% các hộ nông dân tiếp cận được các dịch vụ này. Xây dựng các trung tâm huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa cho nông dân ở các vùng và địa phương là trọng điểm sản xuất lúa.

1.4.Phát triển kinh tế trang trại, HTX để tổ chức sản xuất lúa gạo tập trung.

Để khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất dưới hình thức sản xuất lúa theo nông hộ, Nhà nước cần tổ chức và hỗ trợ nông dân chuyển hoá dần kinh tế hộ thành kinh tế trang trại vừa và nhỏ, kinh tế hợp tác xã và các hình thức khác để phát triển sản xuất lúa gạo tập trung, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ công nghệ, chuẩn hoá chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đối với kinh tế hộ sản xuất lúa gạo, vận động và hỗ trợ nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa, liên kết nhiều hộ nông dân liền bờ, liền thửa dưới các hình thức tổ liên gia, tổ hợp tác để phát triển sản xuất lúa gạo tập trung, đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng.

Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại chuyên môn hoá sản xuất lúa gạo hoặc kết hợp sản xuất lúa gạo với chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gieo trồng các cây ngắn ngày khác trên cơ sở luân canh luân vụ hợp lý. Tại vùng sản xuất lúa chuyên canh ở ĐBSCL và ĐBSH khuyến khích tập trung sản xuất lớn, phát triển kinh tế trang trại bằng các chính sách như nới rộng qui định về mức hạn điền, miễn thuế chuyển nhượng cho nông dân có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất lúa, khuyến khích cho thuê đất để sản xuất lúa trang trại.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế HTX để khắc phục hạn chế về ruộng đất phân tán, manh mún trong sản xuất lúa gạo, khai thác ưu điểm của mô hình sản xuất vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá lớn vừa đáp ứng được yêu cầu tạo điều kiện cho các hộ nông dân hợp tác cùng nhau phát triển sản xuất, nhất là đối với những hộ nông dân nghèo, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất lúa gạo.

1.5. Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo:

Để phát triển thị trường lúa gạo các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm lúa gạo cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường lúa gạo trong và ngoài nước, công việc này vô cùng quan trọng trong công cuộc hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam. Thương hiệu hiện nay chưa có uy tín lớn trên thế giới mặc dù Việt Nam là nước đứng thế hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo nhưng thương hiệu vẫn kém so với các nước điển hình là Thái Lan.

Cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường và thông tin quảng bá cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam. Đó là những tiêu chuẩn kỹ thuật mà sản phẩm lúa gạo Việt Nam đạt được, cần phổ biến thông tin để khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm lúa gạo Việt Nam với niềm tin là gạo an toàn và giàu chất dinh dưỡng.

2. Giải pháp về mặt xã hội:

2.1. Đào tạo nâng cao tay nghề của người sản xuất lúa gạo.

Lực lượng sản xuất lúa gạo hiện nay của Việt Nam chủ yếu là người nông dân với trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác chưa tiên tiến vì vậy cần mở những lớp đào tạo ngắn hạn cho người dân, để người dân nắm bắt được chu trình kỹ thuật sản xuất để nâng cao hiệu quả cây trồng và tránh được thiệt hại cho sâu bệnh và thiên tai

2.2. Chính sách trợ giá để đảm bảo cuộc sống người sản xuất lúa gạo.

Như đã nêu ở trên hiện nay chi phí sản xuất mặt hàng lúa gạo vẫn còn rất cao chính vì thế đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn khi mất nhiều chi phí cho sản xuất. Chính sách trợ giá được áp dụng đúng thời điểm sẽ làm ổn định thị trường và ổn định đời sống của người sản xuất. Chính sách trợ giá đầu ra nhằm đảm bảo lợi nhuận thu được của người sản xuất cao hơn từ đó góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trồng lúa.

2.3. Mở rộng việc làm phi nông nghiệp để tranh thủ thời gian nhàn rỗi của người nông dân. người nông dân.

Một đặc điểm của sản xuất lúa gạo là có tính thời vụ, thời gian bận nhất của người trồng lúa là lúc gieo cấy và mùa thu hoạch chính vì thế thời gian còn lại là thời gian nhàn rỗi của nông dân. Cần mở rộng các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp như

mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, thêu thùa may vá,… tranh thủ thời gian nhàn rỗi và nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là biện pháp vô cùng cần thiết với xã hội Việt Nam hiện nay để nâng cao đời sống nhân dân đồng thời giảm tai tệ nạn xã hội do không có việc làm gây ra.

3. Giải pháp về môi trường:

3.1. Xây dựng các định mức về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại phân bón, thuốc BVTV để không có tác động xấu tới môi trường. bón, thuốc BVTV để không có tác động xấu tới môi trường.

Hiện nay đã có những tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo sản xuất lúa gạo phát triển bền vững không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Trước hết cần nâng cao nhận thức của người trồng lúa với việc bảo vệ môi trường vì ý thức quyết định hành động của họ. Một khi nhận thức đúng về tác động xấu của môi trường tới đời sống con người họ sẽ có ý thức bảo vệ môi trường ngay trong quá trình sản xuất. Việc xây dựng các hạng mục về tiêu chuẩn phân bón được dùng, thuốc bảo vệ thực vật bao nhiêu trên 1 đơn vị diện tích trồng lúa sẽ có tác động không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.

3.2. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái từ việc sản xuất lúa gạo. sinh thái từ việc sản xuất lúa gạo.

Trong quá trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người sản xuất đồng thời nên tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngành cũng như trong sản xuất. Việt Nam là nước ảnh hưởng nặng nề do sự biến đổi khí hậu và nguyên nhân lớn là do con người tác động làm biến đổi điều kiện tự nhiên. Trong đó có nguyên nhân do sản xuất nông nghiệp. Tuy không có tác động nhiều như sản xuất trong công nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng nhiều chất hóa học và không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật cũng là nguyên nhân dẫn tới môi trường bị ô nhiễm. Việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất trong sản xuất nói chung là rất cần thiết. Cần mở các lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật đi kèm với tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường là giải pháp cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững.doc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w