6.1 Nguyên nhân khách quan:
Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu khó có thể lường trước được. Sự nóng lên của trái đất và hiện tượng nước biển ngày càng dâng cao đang là vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Tần suất thiên tai ngày càng dày, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn, ở nước ta những năm qua liên tục xuất hiện những cơn bão lớn, mưa to gây lũ lụt, lở đất, hạn hán, cháy rừng,.. chính vì thế việc phát triển bền vững nông nghiệp hay phát triển bền vững ngành lúa gạo gặp rất nhiều khó khăn.
6.2 Nguyên nhân chủ quan:
Về phía chính phủ:
Việc phát triển bền vững các ngành trong nền kinh tế quốc dân hay ngành lúa gạo nói riêng là quy luật tất yếu, chính vì thế chỉnh phủ là cơ quan có trách nhiệm định hướng, đưa ra những quyết định cần thiết để đảm bảo việc phát triển này đi đúng con đường của nó. Vai trò của chính phủ là ban hành những chính sách quy định về hoạt động sản xuất, chính sách để quy hoạch hay chính sách khuyến khích phát triển sản xuất bền vững,… Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy lý luận phát triển chưa hoàn chỉnh, công tác xây dựng chính sách chưa chuyên nghiệp, thiếu các nghiên cứu phân tích căn cứ cụ thể, thiếu hệ thống giám sát theo dõi, thống kê số liệu
đáng tin cậy và kịp thời nên có một số chính sách thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không hợp lý thiếu tính khả thi nhưng không được điều chỉnh bổ sung kịp thời, khó đưa vào cuộc sống, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội và tạo điều kiện trục lợi làm giàu bất chính.
Việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Nhìn chung chủ trương chính sách ban hành nhiều nhưng thực hiện chưa hết mức do thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực tương ứng, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Trách nhiệm của các cấp ủy và chính quyền các cấp không được làm rõ và xử lý nghiêm túc khi không thực hiện tốt, còn tình trạng làm được đến đâu hay đến đó, chạy theo thành tích. Kinh nghiệm tốt ít được tổng kết nhân rộng, nhiều phong trào thi đua mang tính hình thức ít phát huy tác dụng trong thực tiễn. Sự phối hợp của các ngành, các cấp, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể còn yếu kém.
Một nguyên nhân nữa từ phía nhà nước đó là cách tổ chức bộ máy quản lý trong ngành nông nghiệp nông thôn còn yếu. Biểu hiện là bộ máy quản lý nông nghiệp ở Trung ương và cấp tỉnh thì lớn nhưng ở cấp huyện và cấp xá thì mỏng không đủ sức giải quyết các vấn đề đang đặt ra.
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp cũng là lý do phát triển ngành lúa gạo gặp nhiều khó khăn. Trung bình hàng năm nông nghiệp đóng góp 20% GDP trong khi đó đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp chỉ chiếm 7,5% GDP thật không tương xứng với sự đóng góp của Nông nghiệp.
Một nguyên nhân nữa từ phía nhà nước đó là công tác dự báo về diễn biến thời tiết hay thị trường trong và ngoài nước. Một biểu hiện rõ ràng là hàng năm bị thiệt hại do thiên tai rất lớn nhưng không bao giờ có kế hoạch dự báo để phòng tránh rủi ro này. Năm 2008 do công tác dự báo tình hình sản xuất lúa gạo trong nước gặp khó khăn nên thu hẹp tỷ lệ xuất khẩu gạo trong khi đang mùa thu hoạch nên đã làm mất một lượng tiền lớn khi không xuất khẩu gạo. Vì thế công tác dự báo vô cùng quan trọng không chỉ trong sản xuất mà trong tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.
Về phía doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là các đơn vị có nhiệm vụ cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất và thu mua sản phẩm đầu ra để phân phối ở thị trường trong nước hay xuất khẩu. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp đối với sự phát triển không bền vững ngành lúa gạo Việt Nam được thể hiện qua một số điểm sau: Về việc cung cấp yếu tố đầu và như: giống, phân bón, thuốc BVTV các doanh nghiệp hiện nay làm chưa tốt. Về giống không có tổ chức cơ quan nào tập trung nghiên cứu giống có khả năng
chống chịu được điều kiện khắc nghiệt ở Việt Nam và cho năng suất cao. Trong các yếu tố đầu vào còn có công nghệ, với công nghệ sản xuất trồng lúa hiện nay rất lạc hậu so với các nước trên thế giới. Vì vậy, để tăng năng suất lao động cần đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và triển khai công nghệ tốt.
Một vấn đề yếu kém của Doanh nghiệp nữa là công tác điều tra phân tích thị trường, các doanh nghiệp thu mua lương thực luôn ép giá người sản xuất nhưng khi xuất khẩu lại bán với giá thấp không tương xứng với chất lượng sản phẩm.
Về phía người sản xuất:
Người sản xuất là những người nông dân, họ có vai trò trực tiếp sản xuất ra sản phẩm lúa gạo. Nguyên nhân từ người sản xuất được thể hiện ở nhiều đặc điểm như trình độ của người sản xuất, chủ yếu người sản xuất dựa vào kinh nghiệm sẵn có hay học hỏi được chứ không qua một hình thức đào tạo bài bản nào nên nhận thức của họ tương đối thấp. Mục đích khi sản xuất lúa gạo của họ là sản xuất ra nhiều nông sản chứ không quan tâm nhiều đến tác động tới môi trường và các hình thức canh tác để có hiệu quả cao hơn.
PHẦN III