0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nội dung nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ) (Trang 34 -35 )

- Lý do lựa chọn địa điểm, khó khăn, thuận lợi chủ yếu

5.3. Nội dung nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

5.3.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án

a. Xác định vốn đầu tư cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư dự kiến. Trong tổng số vốn đầu tư trên cần tách riêng các nhóm:

- Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi xuất theo từng nguồn).

- Theo hình thức vốn: bằng tiền (Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

- Vốn cố định là những khoản chi phí chuẩn bị và và chi phí ban đầu đầu tư vào tài sản cố định. Các khoản chi phí này được phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao.

+ Chi phí chuẩn bị là những khoản chi phí phát sinh trước khi dự án thực hiện đầu tư. Chi phí chuẩn bị bao gồm: chi phí thành lập, nghiên cứu dự án, lập hồ sơ, trình duyệt, chi phí quản lý ban đầu (hội họp, thủ tục…), quan hệ dàn xếp cung ứng, tiếp thị… Chi phí chuẩn bị là một khoản khó có thể tính chính xác được. Chủ yếu ta không bỏ sót các hạng mục chi tiết và dự trù kinh phí cho các hạng mục đó. Những chi phí này cần có sự nhất trí thông qua thỏa thuận của các bên tham gia đầu tư.

+ Chi phí ban đầu đầu tư vào tài sản cố định gồm các khoản chi phí ban đầu về đất, chi phí về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, chi phí chuyển giao công nghệ… cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với các quy định của Bộ Tài chính.

- Vốn lưu động là số vốn cần thiết được chi cho những khoản đầu tư nhất định vào một số hạng mục để tạo sự thuận lợi cho công việc kinh doanh của dự án. Nhu cầu vốn lưu động được xác định cho từng năm và theo từng thành phần cụ thể.

Vốn lưu động của dự án thường được xác định theo công thức:

Vốn lưu động = CB + AR – AP + AI

Trong đó:

CB : Tồn quỹ tiền mặt AR : Khoản phải thu

AP : Khoản phải trả AI : Tồn kho Bảng 5.1. Dự trù vốn lưu động Khoản mục Năm I II III 1. Tồn quỹ tiền mặt (CB) 2. Khoản phải thu (AR)

3. Khoản phải trả (AP) 4. Tồn kho (AI)

Tổng vốn lưu động (1 + 2 – 3 + 4)

b. Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ

- Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác.

- Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án, để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án và để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ.

Bảng 5.2. Cơ cấu nguồn vốn Khoản mục Chi phí

vốn

Giai đoạn xây dựng Giai đoạn sản xuất Tổng vốn

Năm 1 Năm 2 --- Năm 1 Năm 2

- - - 1. Tổng vốn đầu tư 2. Nguồn vốn + Ngân sách + Vốn tự có + Vốn vay,…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ) (Trang 34 -35 )

×