Phương pháp chọn khu vực địa điểm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ) (Trang 27 - 29)

4.8.3.1. Phân tích định tính

Khi phân tích định tính có thể xét đến các yếu tố sau:

- Nếu sản phẩm của dự án là dịch vụ thì cần đặt ở nơi có nhu cầu dịch vụ cao, khu trung tâm thành phố, khu đông dân cư (bến tàu, bến xe, sân bay…)

- Nếu sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất (ví dụ nước ngọt đóng chai) thì nên để gần nơi tiêu thụ để giảm công vận chuyển (chai có, chai không).

- Ngược lại, nếu sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất (ví dụ các mặt hàng đồ gỗ) thì nên để gần nơi nguyên liệu để đỡ công vận chuyển phế liệu, hoặc cũng có thể đặt thêm một trạm sơ chế nguyên liệu ở gần nguồn nguyên liệu và chỉ vận chuyển bán thành phẩm về nhà máy.

- Đối với các sản phẩm khó vận chuyển (dễ vỡ, dễ móp méo, phải bảo quản lạnh…) thì tốt nhất nên để gần nơi tiêu thụ.

4.8.3.2. Phân tích định lượng

Nếu sau khi phân tích định tính mà chưa giải quyết được thì cần tiến hành phân tích định lượng. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể sử dụng một trong những phương pháp phân tích định lượng sau:

(1) Phương pháp hòa vốn: thông thường được dùng để chọn địa điểm cho một dự án

Phương pháp này sử dụng hàm chi phí điểm hòa vốn được xác định bằng công suất hoặc sản lượng dự kiến của dự án. Sau khi đã điều tra sơ bộ thông tin tại các khu vực địa điểm (sản lượng dự kiến kèm với chi phí để sản xuất ra sản lượng đó), ta lập hàm chi phí và trình bày bằng đồ thị. Từ đó, xác định điểm cần chọn ứng với từng mức chi phí cho sản lượng dự kiến. Điểm được chọn là tại mức sản lượng tương ứng, đường chi phí có vị trí thấp nhất.

Các phương trình xác định điểm hòa vốn là: Y1 = aX (1) Y2 = bX + c (2) Trong đó:

Y1: Doanh thu Y2: Chi phí

a: giá bán 1 đơn vị sản phẩm

b: biến phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm c: định phí trong một năm

X: số sản phẩm bán ra trong 1 năm

(2) Phương pháp tọa độ: thường được dùng khi lựa chọn sơ bộ.

Khi chưa có đủ số liệu để xác định biến phí và định phí thì trong bước sơ bộ có thể dùng phương pháp tọa độ, còn được gọi là phương pháp trọng tâm có xét đến lượng vận chuyển. Nội dung cách làm được sơ lược như sau:

- Cần thông tin tọa độ (x,y) của các đại lý phải vận chuyển hàng đến. - Cần lượng hàng hóa yêu cầu cho từng đại lý hàng tháng (hoặc hàng năm) - Vẽ các đại lý trên bản đồ theo tọa độ cho sẵn.

- Áp dụng công thức tính trọng tâm có xét đến lượng vận chuyển của nhà máy:

( ) ∑ × = ix i x W W C 1 d ; y = ∑( iy×Wi) W C 1 d Trong đó:

Cx, Cy: Tọa độ (x,y) của nhà máy cần xác định W: Tổng lượng vận chuyển đến các đại lý Wi: Lượng vận chuyển đến đại lý thứ i dix, diy: Tọa độ (x,y) của đại lý thứ i

Phương pháp này chỉ dùng để chọn sơ bộ vì chưa xét đến giá thành sản xuất cộng với giá vận chuyển, chỉ mới xét đến lượnng vận chuyển.

(3) Phương pháp quy hoạch tuyến tính.

Nếu doanh nghiệp hiện đã có sẵn một số cơ sở (nhà máy), cần lập dự án để xây dựng thêm một nhà máy mới (cùng loại sản phẩm) thì để chọn khu vực địa điểm cho nhà máy mới này cần phối hợp với các nhà máy hiện có. Tức là phải xem xét các nhà máy cũ và mới trong một thể thống nhất. Lúc này, sử dụng bài toán vận tải trong lý thuyết quy hoạch tuyến tính. Nội dung cách tính toán được sơ lược như sau:

- Thu thập thông tin về công suất, chi phí sản xuất cộng với công vận chuyển đến đại lý của các cơ sở (nhà máy) cũ và mới.

- Lập bảng tính.

- Giải các bài toán vận tải ứng với mỗi cơ sở (nhà máy) mới với cơ sở (nhà máy) cũ. Mỗi phương án là một bài toán riêng rẽ. Tính toán tính tối ưu cho từng phương án.

- So sánh và lựa chọn khu vực địa điểm có chi phí là thấp nhất trong các phương án đã tính toán.

(4) Phương pháp cho điểm có trọng số:

- Liệt kê các phương án khu vực địa điểm cần so sánh. - Liệu kê các yếu tố ảnh hưởng. Loại bỏ các yếu tố phụ. - Lập hội đồng tư vấn.

- Hội đồng tư vấn tiến hành đánh giá (bằng số liệu hoặc bằng mức độ) các phương án. - Chọn thang điểm. Thường dùng thang điểm 1, 10 hoặc 100.

- Xác định trọng số của các yếu tố ảnh hưởng. Tổng trọng số = 1.

- Dựa vào khung điểm, các ủy viên tư vấn trên cơ sở phân tích của riêng mình, tiến hành cho điểm.

- Tính điểm bình quân sô học của cả hội đồng tư vấn. - Lấy điểm bình quân nhân với trọng số.

- Tính tổng số điểm đã xét đến trọng số của từng phương án. Phương án nào có tổng số điểm này là lớn nhất sẽ được chọn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w