L ỜI NÓI ĐẦU
4. Bố cục khóa luận
3.2. Các giải pháp hoàn thiện
3.2.1 Về xây dựng hệ thống định mức chi phí
Để đảm bảo cho hệ thống định mức luôn luôn sát đúng với điều kiện thực tế của từng xí nghiệp, đòi hỏi trong quá trình thực hiện và điều chỉnh các chỉ tiêu định mức chi phí, cán bộ định mức phải luôn đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với sự biến động của các nhân tố tác động đến nó. Không quan niệm định mức là một con số bất di bất dịch trong một thời kỳ nhất định mà nên tạo ra một khoảng xê dịch hợp lý nào đó, để trong phạm vi ấy vừa đảm bảo khống chế được chi phí phát sinh một cách hợp lý, vừa đảm bảo tính sát thực thích ứng với điều kiện thực tế của từng xí nghiệp nhằm tạo điều kiện cho từng xí nghiệp ổn định sản xuất, tạo tâm lý tốt cho người lao động, tránh tình trạng phải liên tục thay đổi định mức. Bên cạnh đó, song song với việc kiểm tra giám sát và tính toán chi phí phát sinh trên cơ sở định mức của các phòng ban. Công ty phải giao trách nhiệm cho các đội sản xuất phải căn cứ vào điều kiện
mức. Hàng tháng các đơn vị sản xuất phải có báo cáo giải trình về tình hình thực hiện định mức ở đơn vị mình. Nếu có sự tăng, hoặc giảm chi phí thực tế so với định mức phải giải thích được lý do và có bằng chứng chứng minh. Trên cơ sở đó lãnh đạo Công ty sẽ điều tra xem xét các nguyên nhân để giải quyết theo quy chế xử lý đã ban hành. Đồng thời căn cứ vào báo cáo đó cùng với sự theo dõi của ban định mức cho phép sẽ trực tiếp xuống đơn vị sản xuất điều tra làm rõ nguyên nhân. Nếu thấy cần thiết thì phải điều chỉnh lại định mức cho phù hợp.
3.2.2 Về việc trích lương nghỉ phép của công nhân
Lương nghỉ phép của công nhân là khoản chi phí phải trả và được thừa nhận là khoản chi phí cho hoat động sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của hoat động sản xuất và tính chất tổ chức sản xuất có tính thời vụ cao, do vậy công ty cần phải trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân để tránh được những biến động bất ngờ khi hạch toán chi phí sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng cần quy định thời gian nghỉ phép tối đa trong năm.
Để tiến hành được công ty cần có kế hoạch trích trước và mở TK335 – chi phí trả trước cũng như các sổ chi tiết theo dõi từng khoản trích trước.
Trước hết, công ty cần xác định trích trước hàng tháng. Tỉ lệ này được xác định căn cứ vào số lượng công nhân viên và mức lương bình quân của công nhân, thời gian nghỉ phép của mỗi công nhân bình quân hàng năm, mức lương trả cho công nhân thời gian nghỉ phép để tính cho phù hợp.
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Nợ TK 622
Có TK335
Khi chi phí tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phát sinh: Nợ TK 335
Nếu chi phí phải trả > chi phí trích trước:
Nợ TK 622 Có TK 335
Nếu chi phí phải trả < chi phí trích trước Nợ TK 335
Có TK 622
3.2.3. Về trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Do đặc điểm sản xuất của công ty là mang tính thời vụ nên nếu xảy ra sự cố hóng hóc máy móc thiết bị bất ngờ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá TSCĐ lớn nên chi phí sửa chữa lớn rất cao. Vì vậy, để ổn định chi phí sản xuất giữa các kỳ công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời hạn sử dụng máy móc thiết bị để lập dự trù kế hoạch sửa chữa lớn cho các máy móc thiết bị.
- Khi tiến hành trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự tính phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 627 Nợ TK 642 Có TK335
- Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa đã định trước, kế toán ghi:
Nợ Tk 335
Việc tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống như trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, đòi hỏi kế toán phải tiến hành mở thêm cột TK 335 trong bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung để việc theo dõi được cụ thể và đảm bảo chính xác chi phí phát sinh. Khi tiến hành trích trước sửa chửa lớn TSCĐ sẽ là một trong những yếu tố trong chi phí sản xuất chung và cũng được phân bổ theo tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung mà công ty đã lựa chọn và như vậy nó cũng sẽ làm cho chi phí sản xuất chung tăng lên một khoản nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến chi phí toàn doanh nghiệp và tới giá thành sản phẩm.Việc tiến hành trích trước chi phí sửa chửa lớn TSCĐ sẽ giúp công ty tránh được những biến động về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh.
3.2.4 Một số giải pháp khác
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán toàn Công ty.
- Tích cực cải tiến và nâng cấp phần mềm kế toán tại Công ty nhằm góp phần hiện đại hoá công tác kế toán, xử lý thông tin kế toán một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Tiết kiệm thời gian và nhân lực.
- Bố trí khoa học các phần hành kế toán, tránh kiêm nhiệm đối với các phần hành trái quy định và nguyên tắc Tài Chính - Kế toán.
- Sổ sách kế toán phải được ghi chép rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc sửa chữa số liệu theo đúng quy định và chế độ kế toán hiện hành.
- Việc mở Tài khoản cấp 2, cấp 3 cần vận dụng theo đúng quy định để tiện cho công tác theo dõi.
- Về chi phí Nguyên vật liệu:
* Công ty nên xây dựng và thực hiện phương án giao nhận nguyên vật liệu (mủ cao su), cần phải có sự giám sát của Phòng ban chức năng, đặc biệt là Phòng Thanh tra bảo vệ để tránh gian lận, gây thất thoát vật tư tài sản của Công ty.
* Thực hiện tìm kiếm nhà thầu hay nhà cung cấp các loại Nguyên vật liệu phụ phục vụ sản xuất có năng lực trên thị trường nhằm đảm bảo các thủ tục hành chính, tài chính hợp lý, hợp lệ. Tránh rủi ro, thất thoát, gây lãng phí nhưng lại tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Về chi phí nhân công trực tiếp: Cần trích lương nghỉ phép của công nhân theo khối lượng sản phẩm, và theo tháng. Tránh tình trạng như hiện nay, việc thanh toán chế độ nghỉ phép của công nhân viên tập trung chủ yếu vào tháng 11 và tháng 12, gây mất cân bằng trong phân bổ chi phí, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Kế toán cần cân đối chi phí trả chế độ phép cho công nhân viên rồi đem trích phân bổ theo từng kỳ, tháng. Đến khi công nhân thanh toán thì quyết toán.
KẾT LUẬN
Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đặc biệt đến tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xác định chính xác và kịp thời giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất hạ thấp giá thành sản phẩm sản xuất sao cho chi phí bỏ ra là ít nhất. Giữa giá thành và lợi nhuận là hai đại lượng nghịch đảo nhau, do vậy cần phải có biện pháp quản lý tốt chi phí sản xuất, có kế hoạch giá thành rõ ràng nhằm tăng doanh thu nâng cao lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty đã coi đây là khâu trung tâm của công tác hạch toán kế toán. Thực hiện các yêu cầu đó là cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và cũng là căn cứ để tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm ở công ty.
Trong bài viết này dưới góc nhìn của một sinh viên thực tập tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giữa kiến thức lý luận và thực tiễn còn có nhiều khoảng cách do vậy những điều đã viết khó tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên chuyên đề tốt nghiệp này là sự cố gắng nổ lực của em, hy vọng sẽ được sự quan tâm của công ty về các vấn đề đã đề xuất.
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với giảng viên, Th.s Lê Thị Thúy Hằng, em cũng xin cảm ơn ban giám đốc, phòng kế toán của công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành đã hướng dẫn tận tình chu đáo.
Với trình độ lý luận và thực tế về môn học còn nhiều hạn chế em kính mong các thầy cô giáo tiếp tục giúp đỡ để em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và công tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ngô Thế Chi (Chủ biên), Giáo trình kế toán tài chính, học viện tài chính, năm xuất bản: 2006
[2]. Vương Đình Huệ (Chủ biên),Nhà xuất bản Tài chính - Năm 2002
[3]. Hệ thống kế toán doanh nghiệp(Nhà xuất bản Tài chính - Hà Nội 2004) [4]. Các tạp chí Tài chính như: thuvientailieutonghop.com; diendanketoan.com
[5]. Một số luận văn tốt nghiệp - Học viện Tài chính
[6]. Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán (cô Trần Nữ Hồng Dung, Lưu hành nội bộ)
[7]. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh (cô Kim Oanh, lưu hành nội bộ)
[8].Bài giảng kế toán tài chính (cô Trương Thị Phương Thảo, cô Hồ Thị Vinh, lưu hành nội bộ)
[9] Các thông tư, chuẩn mực mới năm 2008 và 2009 của Bộ Tài chính và một số tài liệu thực tế ở Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành