Tình hình chung về công ty TNHHMTV NÔNG NGHIỆP XUÂN THÀNH

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh mtv nông nghiệp xuân thành (Trang 25 - 35)

L ỜI NÓI ĐẦU

4. Bố cục khóa luận

2.1. Tình hình chung về công ty TNHHMTV NÔNG NGHIỆP XUÂN THÀNH

2.1. Tình hình chung về công ty TNHH MTV NÔNG NGHIỆP XUÂN THÀNH XUÂN THÀNH

2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV NÔNG NGHIỆP XUÂN THÀNH

2.1.1.1. Đặc điểm chung của Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Xuân Thành

Tên đơn vị: Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Xuân Thành Địa chỉ: xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0383888532

Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp: Số 29003246, ngày cấp 30 tháng 09 năm 1998, cơ quan cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Xuân Thành

Công ty TNHH 1 thành viên nông nghiệp Xuân Thành trước đây là nông trường Quốc doanh Xuân Thành được tách ra từ nông trường Quốc doanh 3/2 theo QĐ số 68/NN-TC-QĐ ngày 31/03/1985 của Bộ trưởng Bộ NN&CPTP. Đến nay đã hơn 27 năm xây dựng và phát triển. Nông trường Xuân Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 1708.91 ha nằm trong phạm vi quản lý hành chính của xã Minh Hợp và một phần của xã Nghĩa Xuân huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Chủ yếu trồng và chăm sóc cây công nghiệp, cây ăn quả như cam, chè, cao su, mía…

Ngày 06/12/2005 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 4382/QĐ- UBND-BMDN về việc sắp xếp đổi mới nông trường. Nông trường quốc doanh Xuân Thành được sắp xếp và đổi tên thành Công ty nông nghiệp Xuân Thành. Công ty được UBND tỉnh giao cho quản lý 1.708 ha đất tự nhiên trong đó có 1.140 ha đất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng theo phương án sản xuất được phê duyệt gồm: Cam, cao su, chè, mía đường. Quy mô tổ chức gồm văn phòng công ty, hai xưởng chế biến và 9 đội trồng trọt.

Những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường không còn chế độ bao cấp, bao tiêu sản phẩm việc khai thác nguồn hàng của công ty gặp nhiều khó khăn. Công ty đã nỗ lực hết mình, tổ chức đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao để tìm và khai thác nguồn hàng, những năm 1988-1990 công ty đã xuất khẩu được 1000 tấn cam sang Liên Xô. Trong những năm gần đây Công ty không ngừng phấn đấu để có vị thế trên thị trường.

Ngày 26/07/2010 UBND tỉnh ra quyết định số 3204/QĐ-UBND.NN về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty Nông nghiệp Xuân Thành thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty Nông nghiệp Xuân Thành được đổi tên thành Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành và tinh giảm bớt một số lao động dôi dư. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty như sau:

- Sản xuất, kinh doanh các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả các loại.

- Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản (cao su, cam)…..

- Sản xuất, cung ứng cây giống chất lượng cao, vật tư phân bón, liên doanh liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây cao su, cây ăn quả với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Với tên gọi mới diện mạo mới cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ hơn, nhân lực năng động hơn Công ty tích cực sản xuất kinh doanh, hoàn thành, đạt và vượt mức các chỉ tiêu sản xuất đề ra. Tên tuổi của công ty trên thị trường ngày càng được nhiều người, nhiều khách hàng biết tới và là địa chỉ đáng tin cậy để các công ty bạn đặt mua các sản phẩm nông nghiệp như cam, cao su,…..Hiện nay Công ty là địa điểm được ủy ban nhân dân tỉnh chọn và đặt thương hiệu cam Vinh nổi tiếng với sản phẩm nông nghiệp sạch và chất lượng.

Với tiềm năng về đất đai cộng với sự phấn đấu vươn lên cũng như tinh thần đoàn kết của cán bộ công nhân viên chức, Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành đã xây dựng Công ty ngày một vững mạnh hơn. Đời sống cán bộ công nhân viên chức được nâng cao, hoàn thành các khoản thu nộp cho nhà nước. Bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết các cấp. Công ty chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên chức. Tiêu chuẩn hóa cán bộ, có khả năng tiếp cận và quản lý về mọi mặt, áp dụng khoa học công nghệ nhằm phát huy khả năng quản lý, đặc biệt là công tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm, quản lý và sử dụng tài sản cố định trong Công ty.

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần 14.526.724.160 18.935.336.338 17.559.553.264 LNTT 204.512.628 321.136.534 735.683.946 LNST 153.384.471 240.852.400,5 551.762.959,5 Số lao động bình

quân/ năm 520 577 640

Thuế phải nộp cho

2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành

2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh

Công ty TNHHMTV Nông nghiệp Xuân Thành hoạt động trong lĩnh vực quản lý bảo vệ, trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi, thu hút các chương trình dự án, khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông lâm sản.Với nhiệm vụ chủ yếu gồm:

- Trồng cam Xã Đoài, cam Vân Du, Cam Valenxia - Trồng và chăm sóc cây cao su

- Trồng mía đường

2.1.2.2 Quy trình sản xuất của sản phẩm mũ RSS

Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ chế biến mủ tờ RSS

- Tiếp nhận: Mủ nước khai thác từ vườn cây Cao su được nhập về xưởng và phân tích nhanh để xác định DRC (hàm lượng cao su có trong mủ).

- Xử lý: gồm các bước sau:

+ Pha loãng: Cho nước vào để có DRC ≈ 18% và lắng lọc để loại bỏ tạp chất.

- Đánh đông: Trộn dung dịch acid Fomic vào mủ trong máng chia mủ.

- Tạo tờ (Gia công cơ học):Máy cán làm giảm bề dày và rửa serum trong tờ mủ.

- Hong khô (Phơi ráo): Sử dụng sào phơi mủ bằng tre.

Mủ nước Tiếp nhận Xử lý

Hong khô Cán tạo tờ Đánh đông

Gia công nhiệt Phân loại

Kho thành phẩm

- Phơi ráo: Nơi phơi ráo phải tránh bụi, tránh ánh mặt trời, thời gian phơi ráo là 4 giờ và không quá 12 giờ.

- Gia công nhiệt: Sử dụng nhiệt của củi đốt hoặc than đá.

- Phân loại: Tiến hành phân loại sản phẩm thành 4 loại, từ loại 1 đến loại 4 theo tiêu chuẩn chung của ngành Cao su Việt Nam.

- Ép bành: Tiến hành ép bành theo khối lượng 33,3 kg/bành.

- Sau khi đã hoàn thiện các khâu, sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn kỷ thuật thì tiến hành nhập kho thành phẩm. Kho chứa thành phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Xuân Thành

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Công ty TNHH thuộc sở NN & PTNT. Để đạt kết quả và hiệu quả trong kinh doanh phục vụ tốt nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, công ty phải tổ chức lại bộ máy, tinh giảm biên chế, tránh cồng kềnh trong bộ máy quản lý, làm cho bộ máy quản lý hoạt động nhịp nhàng, năng động, kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường, sự biến động về nhu cầu sản phẩm nông nghiệp để cải tiến chất lượng cũng như nâng cao số lượng, điều chỉnh kịp thời những biến động về giá cả…Vì vậy công ty đã tổ chức lại bộ máy quản lý từ trên xuống. Để hiểu rõ hơn ta nghiên cứu sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Chú giải: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Công ty THHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Mô hình này có ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt động để hoàn thành mục tiêu chung, đảm bảo sự thích nghi chung cho các bộ phận và tiết kiệm được chi phí. Ở đây Giám đốc được sự trợ giúp từ các phòng ban chức năng trong việc xây dựng các quyết định, hướng dẫn đồng thời giúp giám đốc phụ trách chung các bộ phận nghiệp vụ của công ty. Bộ phận giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc.

Phó giám đốc Giám Đốc Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Đội sản xuất

Đội 1 Đội … Đội 12 Xưởng chế biến

cao su Đội 2

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng kế toán: Làm nhiệm vụ quản lý và sử dụng đồng vốn, dám sát theo dõi các cơ sở, hạch toán lãi lỗ trong quá trình kinh doanh của công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý và sắp xếp lao động của công ty, bổ nhiệm khen thưởng công tác cán bộ, tổ chức cán bộ về hội họp, hội nghị, nơi ăn chốn ở, tiền lương cho toàn công ty.

- Phòng kế hoạch sản xuất: Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, thực hiện các nhiệm vụ khai thác thị trường đầu vào, tổ chức bán hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

- Đội 1, 2….đến đội 12 quản lí các hộ nhận khoán trồng cam và trồng cao su.

- Xưởng chế biến cao su nhận mua cao su từ các hộ trồng trên đất nhận khoán của công ty.

Xuất phát từ đặc điểm của đơn vị sản xuất nông nghiệp có cả chế biến sản phẩm. Do đó có những phần khó khăn trong công tác quản lý. Nhưng cũng có những thuận lợi riêng khi sản phẩm tươi làm ra đã có xưởng chế biến ra sản phẩm khô giúp chủ động hơn trong tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng ứ đọng gây hư hỏng, đòi hỏi cần có mối quan hệ mật thiết giữa đội sản xuất, các xưởng chế biến và các nhà phân phối cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp bộ máy Công ty hoạt động nhịp nhàng và ngày càng hoàn thiện hơn.

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

a) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH một thành viên

Nông nghiệp Xuân Thành

Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty theo mô hình tập trung, phòng kế toán gồm có: Kế toán trưởng, kế toán TSCĐ, vật tư, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp và 1 thủ quỹ. Phòng tài vụ kế toán có nhiệm vụ:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

b) Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân

Thành

Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng Kế toán vật tư TSCĐ, CCDC Kế toán toán Tổng Hợp Kế toán tiền lương thanh toán

- Kế toán trưởng: Là người có quyền hành cao nhất trong bộ máy kế toán của Công ty. Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật nhà nước về công tác kế toán tài chính của toàn Công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp.

- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, giám đốc Công ty và pháp luật nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Tham mưu giúp kế toán trưởng kiểm tra kỹ chứng từ thanh toán chi phí sản xuất tại xưởng, lập báo cáo quyết định tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo thuế, tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán TSCĐ và vật tư: Có trách nhiệm lập thẻ TSCĐ, mở sổ chi tiết TSCĐ, sổ TSCĐ. Thực hiện kiểm kê TSCĐ, vật tư, báo cáo kiến nghị kịp thời về việc quản lý, bảo quản tài sản…Lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, tham mưu cho kế toán trưởng, lãnh đạo Công ty về giá cả vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ, phụ tùng, việc sửa chửa bảo dưỡng, thanh lý tài sản.

- Kế toán tiền lương thanh toán: Có trách nhiệm kiểm tra, lập bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất gián tiếp. Kiểm tra lập hồ sơ thanh toán kịp thời đầy đủ chế độ BHXH, BHYT và các chế độ khác của người lao động trong toàn Công ty theo quy định của công ty và chính sách của nhà nước. Quyết toán quỹ lương hàng tháng, qúy năm cho toàn Công ty. Kiểm tra và thanh toán các chi phí phát sinh tại văn phòng Công ty, cũng như tại xí nghiệp, lập phiếu thu, chi tiền mặt. Cuối tuần báo cáo thu, chi tồn quỹ tiền mặt gửi giám đốc và kế toán trưởng. Lập sổ chi tiết theo dõi tiền mặt, cuối tháng đối chiếu với quỹ.

- Thủ quỹ: Thu chi các khoản tiền mặt, chứng khoán có giá qua quỹ công ty theo các phiếu thu, chi hợp lệ. Mở số quỹ theo dõi thu, chi phát sinh hằng ngày. Cuối mỗi ngày phải cùng với kế toán theo dõi đối chiếu và rút số dư. Cuối tháng phải cân đối rút số dư cuối tháng, ghi vào sổ quỹ có chữ ký của kế toán theo dõi quỹ và kế toán trưởng.

2.1.4.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Xuân Thành

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty và cơ cấu bộ máy quản lý cũng như trình độ của nhân viên kế toán, phòng kế toán Công ty đã chọn hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” .

- Định kì ghi vào chứng từ ghi sổ là 30 ngày một lần.

Các loại sổ kế toán sử dụng trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Để góp phần góp phần bảo đảm phản ánh các thông tin kế toán khoa học hợp lý, nhanh chóng và chính xác công ty áp dụng kế toán máy vào công tác hạch toán kế toán. Chu trình sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán được khái quát như sau:

Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chú: Ghi cuối ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu

Nghiệp vụ phát sinh và được xử lý theo từng chuyên môn và từng nhiệm vụ của từng kế toán viên sau đó được nhập vào phần mềm kế toán bằng việc lập phiếu chi, phiếu thu, uỷ nhiệm chi, chứng từ thanh toán, công nợ. Trên cơ sở chứng từ được nhập vào phần mềm kế toán, từ đó cuối kỳ kế toán in ra các loại sổ sau khi có sự kiểm tra đối chiếu đó là: chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ cái, bảng tổng hợp cân đối phát sinh, bảng cân đối

Phần mềm kế

toán máy

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

-Sổ kế toán chi tiết -Chứng từ ghi sổ -Sổ đăng kí CTGS -Bảng tổng hợp chi tiết

-Báo cáo tài chính

-Báo cáo kế toán quản trị Máy vi tính

kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, và thuyết minh báo cáo tài chính được lập theo quý và theo năm.

2.1.4.3. Các chính sách kế toán áp dung tại công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành

Niên độ kế toán: áp dụng thống nhất theo quy định của nhà nước bắt

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh mtv nông nghiệp xuân thành (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)