Phối hợp với Bô Y tế xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản đến tiệu thụ tại thị trường trong nước trên cơ sở trao đổi thông tin, thống nhất biên pháp triển khai, xây dựng mạng lưới thông tin chung về cảnh báo an toàn thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước; thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng thủy sản trên thị trường (chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh thủy sản nhỏ…)
Định kỳ trao đổi thông tin về tình hình chất lượng thủy sản thông qua tổ chức các cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công An. Hàng năm thành lập các đợt kiểm tra, thanh tra liên ngành đối với chất lượng thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước.
Đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các tổ chức Hội, hiệp hội trong Ngành khi xây dựng các chủ trương, chính sách mới về chất lượng thủy sản.
KẾT LUẬN
Ngày nay quá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng gia tăng đã làm thị trường biến đổi. Các doanh nghiệp thủy sản muốn tồn tại trong thị trường đầy biến động họ phải giải quyết một số yếu tố, trong đó chất lượng là một yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp để xâm nhập vào thị trường.
Chất lượng hàng hóa thủy sản của ta dù đã cải thiện nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn yếu kém so với yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, với yêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và với yêu cầu ngày càng khó tính của khách hàng nước ngoài.
Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề chất lượng thủy sản và về sự cần thiết của việc quản lý chất lượng thủy sản trong doanh nghiệp sản xuất bị coi nhẹ nên việc đảm bảo cũng như nâng cao chất lượng thủy sản Việt Nam còn rất nhiều khó khăn.
Hoạt động quản lý chất lượng chưa được chú trọng triển khai trong nhiều cơ sở sản xuất cũng như việc quản lý chưa chặt chẽ của nhà nước gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra, giám sát chất lượng.
Muốn mặt hàng thủy sản của Việt Nam có thể cạnh tranh với mặt hàng thủy sản nước ngoài cũng như đảm bảo chất lượng thủy sản một cách tốt nhất cần tiến hành đồng bộ giữa việc đưa chất lượng vào nội dung quản lý hệ thống hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản với việc tăng cường quản lý của nhà nước đối với chất lượng thủy sản.
Trên đây, em đã nêu ra một số tồn tại trong chất lượng và quản lý chất lượng thủy sản Việt Nam hiện nay; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng thủy sản tại cơ sở cũng như của nhà nước.
Do khả năng có hạn nên em rất mong thầy góp ý để bản đề án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.