Xã hội hóa công tác kiểm nghiệm, xét nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng trong ngành thủy sản Việt Nam (Trang 26 - 27)

nhận (không có dấu hiệu nhận diện) sẽ bị áp dụng chế độn kiểm soát chặt chẽ hơn.

Xây dựng lực lượng cán bộ kiểm tra viên, thanh tra chất lượng an toàn thực phẩm được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm đương các nhiệm vụ trong địa bàn quản lý.

Mỗi cơ quan quản lý địa phương cần được trang bị 1 phòng kiểm nghiệm hoặc liên kết chặt chẽ với phòng kiểm nghiệm tại địa phương về chất lượng, an toàn thực phẩm để có khả năng phân tích các chỉ tiêu tối thiểu về an toàn thực phẩm một cách kịp thời.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch hàng năm cho kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản tại địa phương mình quản lý. Triển khai thực hiện và báo cáo kết quả tới các cơ quan cấp trên, tham gia tích cực vào mạng lưới cảnh báo an toàn thực phẩm của cả nước.

4. Hoàn thiện hệ thống luật lệ văn bản pháp lý:

Sửa đổi các văn bản về điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản theo hướng bắt buộc các cơ sở phải đáp ứng các tiêu chí về quy hoạch, quy mô sản xuất, và trình độ đảm bảo chất lượng thủy sản phù hợp mới được phép hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; Điều chỉnh mức xử lý hành chính đối với hành vi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bao gồm cả các biện pháp mạnh tạm đóng cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề nghị truy tố trước pháp luật nếu vi phạm nghiêm trọng.

Hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở, các tiêu chuẩn quốc gia đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản.

Nghiên cứu sửa đổi tổng thể hệ thống văn phạm quy phạm pháp luật hiện hành quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản tránh chồng chéo trong thực hiện giữa các Bộ Ngành.

5. Xã hội hóa công tác kiểm nghiệm, xét nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản thủy sản

Khuyến khích, xây dựng cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, dịch vụ xã hội hoạt động trong lĩnh vực phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng thủy

sản…và tận dụng nguồn lực của các đơn vị, giảm gánh nặng công tác của cơ quan quản lý nhà nước.

Xây dựng và áp dụng bắt buộc và thực hiện chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng sản xuất kinh doanh thủy sản (GMP, SSOP, HACCP, CoC/BMP/GAP), đối tượng làm dịch vụ chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng trong ngành thủy sản Việt Nam (Trang 26 - 27)