nhập
Tăng lượng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước:
Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần điều chỉnh thị trường hối đoái và can thiệp điều hành tỷ giá. Với chế độ tỷ giá thả nổi có điều chỉnh của nhà nước nếu cung cầu ngoại tệ trên thị trường thay đổi thì tỷ giá cũng sẽ thay đổi theo do đó nếu NHNN muốn ổn định tỷ giỏ thì bắt buộc phải can thiệp vào. Khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ thì NHNN chỉ cần tung VND ( từ việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu NHNN, thu hồi các khoản cho vay, tái cấp vốn đến hạn, tăng lãi suất cơ bản,…) ra mua ngoại tệ, còn khi cung nhỏ hơn cầu ngoại tệ thì NHNN phải tung ngoại tệ (có được từ xuất khẩu, kiều hối, nguồn vốn để đầu tư từ GDP, nguồn dự trữ ngoại hối,..) ra bán để cõn bằng cung cầu ngoại tệ, giữ tỷ giá ổn định. Do đó yêu cầu đặt ra là NHNN phải có quỹ dự trữ ngoại hối lớn, đủ mạnh để sẵn sàng điều tiết thị trường.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá:
Tỷ giá và lãi suất luụn cú mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy NHNN có thể can thiệp điều hành tỷ giỏ thông qua chính sách lãi suất. Khi tỷ giá tăng, VND mất giá khi đó NHNN có thể tăng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến ngoại tệ giảm giá từ đó tỷ giá có thể ổn định. Tuy nhiên để ổn định tỷ giá, NHNN cần phải kết hợp chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất một cách hài hoà. Nếu chỉ vì muốn nâng giá VND mà nhà nước tăng lãi suất quá cao làm cho đầu tư giảm dẫn đến hậu quả là tốc độ tăng trưởng chậm và thất nghiệp gia tăng.
Nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối:
Để nâng cao hiệu quả quản lý hiệu quả quản lý ngoại hối nhà nước cần phải tiếp tục nới lỏng quản lý ngoại hối tiến đến tự do hoá trong quản lý ngoại hối như nới lỏng và tiến tới xoá bỏ việc khống chế tỷ giá kì hạn, giới hạn phớ hoỏn đổi tiền tệ, hạn chế biên độ trong xác định tỷ giá kinh doanh…cần dần loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, nõng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản trị tỷ giá, chuyển từ điều tiết có biên độ sang cơ chế điều tiết không quy định biên độ…
Định hướng hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái trong thời gian tới
Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của nhà nước. Chúng ta cần mạnh dạn thay đổi phương thức điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa. Phương thức điều hành tỷ giá hiện nay dự đó có nhiều tiến bộ nhưng theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì vẫn còn quá bảo thủ. Đối với quản lý tỷ giá ở Việt Nam, một cách để tiếp cận là xem chế độ tỷ giá như gồm có một dải băng xoay quanh một ngang giá trung tâm như vậy các quyết định cần làm sẽ là điều chỉnh ngang giá, độ rộng và cách can thiệp trong phạm vi khung này và những công cụ phòng ngừa rủi ro.
Chính sách tỷ giá hối đoái phải được điều chỉnh linh hoạt theo hướng thị trường hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái phải điều chỉnh linh hoạt thích ứng với một môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi giảm thiểu các tổn thất do các cú sốc bất lợi bên ngoài tác động vào nền kinh tế trong nước.
+ Sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái một cách nhạy bén phù hợp với yêu cầu điều tiết vĩ mô trong mỗi giai đoạn
+ Không rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài hoặc rập khuôn lý thuyết cứng nhắc mà phải vận dụng chúng linh hoạt vào điều kiện Việt Nam.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đẩy mạnh quá trình tự do hoá tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cần phải do thị trường quyết định.
Chính sách tỷ giá hối đoái phải kết hợp theo hướng cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới: vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Nhà nước cần theo dõi phân tích diễn biến thị trừơng tài chính quốc tế một cách co hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt, đòi hỏi không chỉ theo dõi biến động trên thị trường mà quan trọng hơn là phân tích đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển của kinh tế các nước đó cả trong hiện tại và tương lai.
KẾT LUẬN
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế năm 1986, thì chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam mới thực sự được quan tâm, vận dụng như một công cụ quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế. đến nay, có thể nói việc điều hành chính sách tỷ giá nói chung và chế độ tỷ giá nói riêng ở nước ta tương đối linh hoạt và đúng đắn thể hiện qua tăng trưởng kinh tế, phát triển xuất nhập khẩu đều đặn vào các năm, đồng thời kiểm soát được lạm phát, ổn định tiền tệ. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nước ta mới chỉ đang đi những bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế do đó không tránh khỏi những yếu kém sai sót khi lựa chọn chế độ và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nên trong công tác điều hành quản lý chính sách tỷ giá cần phải có sự cẩn trọng nhất định và việc thực hiện các biện pháp quản lý cần phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ hình thành nên hệ thống đan xen và hỗ trợ lẫn nhau để có được sự kết hợp linh hoạt đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại lớn và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, việc lựa chọn một cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình và chính sách tiền tệ hiện tại có ý nghĩa quan trọng trong việc bình ổn nền kinh tế vĩ mô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Các website Vneconomy.vn vi.wikipedia.org kienthuckinhte.com.vn vnexpress.net tapchiketoan.com vn.news.yahoo.com Các bài viết
Điều hành chính sách tỷ giá năm 2008 và phương hướng năm 2009 -bài viết của TS. Nguyễn Văn Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân tích về điều hành tỷ giá, bài đăng trên website của Ngân hàng Nhà nước
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
LỜI CẢM ƠN
Em xin cám ơn các thầy cô trường Đại học Kinh tế TPHCM và các thầy cô khoa Tài chính doanh nghiệp. Trong bốn năm học vừa qua, những thắc mắc của em đã được các thầy cô tận tình giải đáp, hướng dẫn. Không chỉ là lý thuyết trường lớp, đôi khi trong bài giảng, thầy cô còn dạy cho em cả những kỹ năng sống, cách giao tiếp, ứng xử… Những bài tập nhóm, bài thuyết trình đã nâng cao được khả năng làm việc nhóm và giúp em tự tin hơn khi đứng trước một tập thể lớn. Những kiến thức em được tiếp thu từ những ngày tháng ngồi ở giảng đường đại học, được các giảng viên trường Đại học Kinh tế TPHCM, đặc biệt là các giảng viên trong khoa Tài chính doanh nghiệp, truyền đạt sẽ trở thành một nguồn kiến thức vô cùng quý giá, hữu ích cho em sau khi ra trường và đi làm việc.
Cùng với đó lời cảm ơn đến cô Từ Thị Kim Thoa, là giảng viên hướng dẫn của em trong thời gian thực tập và nghiên cứu vừa qua. Những hướng dẫn cụ thể, lời góp ý chân tình, sự nhiệt tình cùng những lời động viên là sự giúp đỡ rất quý báu giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu và quá trình thực tập vừa qua.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TPHCM, quý thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp, giảng viên hướng dẫn đó giỳp đở em rất nhiều trong thời gian qua.