Mặc dù trong bối cảnh suy giảm nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Hoa Kỳ nói riêng, FDI của Việt Nam năm 2009 và thời gian tới vẫn chứa đựng những triển vọng vỡ cú những dự án đầu tư trung và dài hạn. Năm 2008, sự bựng phỏt nguồn vốn FDI vào Việt Nam với con số kỷ lục trên 64 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007 và vốn giải ngân cũng đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay (11,5 tỷ USD) đã chứng tỏ sức hấp dẫn của kinh tế Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn cơn bão kinh tế thế giới đang diễn ra. Theo khảo sát của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản về hoạt động kinh doanh của Nhật Bản ở nước ngoài, Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao về triển vọng đầu tư và được xếp thứ ba trong danh sách hấp dẫn đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2008 của chính phủ, tổng nguồn vốn đầu tư năm 2009 đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng (tương đương 17 tỷ USD). Thực tế cho thấy chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã thu hút hơn 6 tỷ USD vốn FDI đạt 60% kết quả của quý 1 năm 2008. Động thái này chứng tỏ sức hấp dẫn của kinh tế Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm.
Theo “chương trình quản lý nợ nước ngoài trung và dài hạn giai đoạn 2009- 2012”, vốn vay nước ngoài trung và dài hạn của Việt Nam trong giai đoạn này tối đa 25-27 tỷ USD (tăng khoảng 65% so với giai đoạn 2005-2008). Tỷ lệ huy động vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 16% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 6% so với GDP năm 2012. Trong đó, vay nước ngoài của khu vực công khoảng 18-19 tỷ USD, khu vực tư nhân khoảng 7-8 tỷ USD.Theo kế hoạch năm 2009 chính phủ sẽ chi ra khoảng 930 triệu USD ( tương đương 16.282 tỷ đồng) để trả nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài dù tăng nhẹ từ 29,8% GDP vào năm 2008 lên 30,9% GDP vào năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các năm 2003- 2007 (từ 31,4%-33,7%). Chúng ta đã biết Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA
lớn nhất từ Nhật Bản trong 3 năm liên tiếp từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên theo công bố sách trắng ODA của Nhật Bản (số liệu thống kê năm 2007), Việt Nam đã bắt đầu quá trình trả nợ vốn vay ODA cho Nhật Bản. Năm 2007, Việt Nam đã trả được 125 triệu USD cho Nhật Bản. Nhận định về tình hình chi trả nợ của Việt Nam trong vòng 20-30 năm tới, Đại sứ Sakaba Mitsuo cho biết ông không hề lo lắng gì và khi kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi thì Việt Nam càng có khả năng trả nợ nhanh cho Nhật Bản. Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với sự phát triển kinh tế nước nhà.
Theo dự báo của WB về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2009 vào khoảng 5,5%, mặc dù đã giảm so với con số 6,5% được chính tổ chức này đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên vẫn được cho là khá lạc quan so với những công bố gần đây của IMF (4,8%), ADB (4,5%), thậm chí là so với con số dự kiến sẽ được Chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội điều chỉnh, chỉ còn 5%.
Tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực vào quý 1/2009: GDP tăng 3,1%, xuất khẩu tăng 2,4%, cán cân thương mại thặng dư 1,7 tỷ USD và cán cân thanh toán đã cân bằng và duy trì khá tốt. Đặc biệt, dự trữ ngoại hối được đảm bảo an toàn vì 82% số tiền dự trữ ngoại hối đang được gửi ở các ngân hàng trung ương của các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, quỹ tiền tệ quốc tế IMF; 18% còn lại được gửi ở các ngân hàng thương mại nước ngoài có mức độ tín nhiệm cao, xếp hạng 3A và 2A do đó lượng dự trữ ngoại hối này đủ khả năng cung cấp ngoại tệ phục vụ nhập khẩu trong 20 tuần. Theo công bố dự trữ ngoại hối lần đầu tiên của nhà nước vào tháng 6/2008, dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 20,7 tỷ USD và đạt 22,4 tỷ USD vào năm 2008. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới WB, dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng khoản 23 tỷ USD trong năm 2009. cán cân tài khoản vãng lai từ mức âm 9,1 tỷ USD năm 2008 đã giảm nhiệt chỉ còn 5,2 tỷ USD tức là 5,6% GDP.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2009 đạt 26,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 14,14 tỷ USD, tăng 5,5% và nhập khẩu là 12,63 tỷ USD, giảm 42,1%. Cán cân
thương mại tháng 3 của Việt Nam xuất siêu 269 triệu USD và quý 1/2009 thặng dư 1,7 tỷ USD.
Ngoài ra, dòng kiều hối vào Việt Nam ước tính khoảng 8 tỷ USD năm 2008, cũng được dự đoán sẽ suy giảm khi thị trường việc làm toàn cầu trì trệ.
Lãi suất ngắn hạn (kỳ 3 thỏng, lói cuối năm) tính theo năm giảm từ 8,1% trong năm 2008 xuống còn 6,5% vào năm 2009; việc mở rộng đối tượng gói hỗ trợ lãi suất 4% sang cả các khoản vay trung và dài hạn và với gúi kớch cầu toàn diện khoảng 8 tỷ USD của chính phủ đó giỳp doanh nghiệp tiếp tục duy trì đầu tư, mở rộng kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng.
28,3% là tỷ lệ lạm phát đạt mức kỷ lục vào tháng 8/2008 do tình hình kinh tế Việt Nam phát triển quỏ núng thỡ vào quý 1/2009 con số này đã giảm nhiệt chỉ còn 14,5% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do giá thực phẩm tăng mạnh 22% so với năm 2008 (tổng cục thống kê).
Bước sang quý 1/2009 thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa khởi sắc mà vẫn tiếp tục cuộc hành trình chinh phục “đỏy mới”. Tuy nhiên xét về trung và dài hạn, triển vọng phát triển kinh tế về của Việt Nam là sáng sủa, GDP vẫn tăng ngay trong thời điểm khó khăn (năm 2008 là 6,23%). Tình hình chính trị xã hội ổn định, khả năng chống đỡ và thoát ra khỏi tác động của khủng hoảng tài chính của Việt Nam được đánh giá cao. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cũn đún nhận thêm nhiều hàng hóa tốt và hấp dẫn hơn khi chiến lược đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đẩy nhanh. Đồng thời, theo những cam kết khi gia nhập WTO, lộ trình mở cửa hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được triển khai từng bước. Theo đó, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trên sẽ không bị hạn chế nếu không thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh bị cấm hoặc có điều kiện.
Theo dự báo của Standard Chartered, tình hình tỷ giá Việt Nam trong năm 2009 có xu hướng ổn định và sẽ giảm trong thời gian tới.
Nguồn: dự báo của Standard Chartered về tỷ giá USD/VND năm 2009 và 2010 Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam từ năm 2005- 2009E:
Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009E GDP thực tế (% thay đổi cùng kỳ) 8,4 8,2 8,5 6,2 5,5 Thất nghiệp (%) 5,3 4,8 4,6 4,7 5,5 Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đổi cùng kỳ) 8,3 7,5 12,6 19,9 8,0 Cân bằng ngân sách chính phủ (% GDP) -0,1 1,1 -2,2 -1,6 -4,0 Cán cân thương mại (triệu
USD)
-4.314 -5.065 -14.121 -18.452 -17.044 Cán cân tài khoản vãng lai
(triệu USD) -561 -229 -6.901 -9.135 -5.210 Nợ nước ngoài (% GDP) 32,5 31,4 33,3 29,8 30,9 Dự trữ ngoại tệ (triệu USD) 8.557 11.485 21.000 22.400 22.962 Tín dụng nội địa (% thay 31,17 25,4 53,9 21,0 20,0
đổi cùng kỳ)
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB) - Ghi chú: E là dự báo.
Tóm lại tình hình kinh tế Việt Nam được đánh giá khá lạc quan so với các nước trong khu vực vào thời gian tới . Khi đo lường mức độ bị ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng , mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam chỉ khoảng âm 3%, so sánh con số của năm 2007 với ước tính của năm nay. Trong khi đó, với nhiều nước so sánh này là âm 5-7%, thậm chí chênh lệch trên 10%.