Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 29 - 35)

thương mại trên thế giới

1.3.2.1 .Các NHTM trên thế giới tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như thế nào?

Tại các ngân hàng thương mại trên thế giới, hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng được tổ chức một cách chuyên nghiệp và bài bản. Tại mỗi ngân hàng đều có một bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Do yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao và cũng để tăng hiệu quả kinh doanh thì các ngân hàng thương mại hiện đại có xu hướng tách bộ phận quản lý rủi ro ra khỏi các bộ phận kinh doanh. Tại đây họ hoạt động độc lập với các phòng kinh doanh cũng như các phòng ban nghiệp vụ khác. Rủi ro được nghiên cứu một cách hệ thống và được tính toán đo lường cụ thể các mức độ của nó. Những số liệu này được chuyển về phòng ban nghiệp vụ để họ có thể chủ động trong kinh doanh. Như vậy, nói riêng trong lĩnh vực tín dụng thì phòng tín dụng sẽ không trực tiếp thực hiện việc đo lường rủi ro của các khách hàng hay các hồ sơ xin vay vốn mà có bộ phận chuyên trách giúp họ làm việc này. Điều này giúp cho việc sử dụng nguồn lực tốt hơn và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Tại nhiều nước trên thế giới, hầu hết các tổ chức cho vay lớn đều xây dựng bảng xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng hiện tại và tiềm năng của họ. Sau đây là ví dụ về xếp hạng tín dụng tiêu dùng thường được các ngân hàng Mỹ áp dụng:

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng (áp dụng đối với khách hàng cá nhân):

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Sau đây là những hạng mục và điểm

Bảng số 02: Các hạng mục và cho điểm tín dụng

ST T

Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số

1 Nghề nghiệp của người vay- chuyên gia hay phụ trách kinh doanh- công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao)- nhân viên văn phòng- sinh viên- công nhân không có kinh nghiệm- công nhân bán thất nghiệp

10-8-7-5- 4-2

2 Trạng thái nhà ở- nhà riêng- nhà thuê hay căn hộ- sống cùng bạn hay người thân

6-4-2

3 Xếp hạng tín dụng- tốt- trung bình- không có hồ sơ- tồi 10-5-2-0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp- nhiều hơn một năm- từ một năm

trở xuống

5-2

5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành- nhiều hơn một năm- từ một năm trở xuống

2-1

6 Điện thoại cố định- có - không có 2-0

7 Số người sống cùng (phụ thuộc)- Không- Một- Hai- Ba- Nhiều hơn ba

3-3-4- 4-2 8 Các tài khoản tại ngân hàng- cả tài khoản tiết kiệm và phát

Hành séc- chỉ tài khoản tiết kiệm- chỉ tài khoản phát hànhséc - không có

4-3-2-0

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới

giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm như sau:

Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

29 – 30 điểm Cho vay đến 500 USD 31 – 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD 34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD 37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD 39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD 41 –43 điểm Cho vay đến 8.000 USD

1.3.2.2.Tổ chức hoạt động QTRR tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Theo đánh giá chung về công tác QTRR của các ngân hàng trong khu vực, so sánh với một số nước điển hình như Singapore, Malaysia, Hàn quốc, và các ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các NHTM Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của công tác quản trị rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro đã được nhắc đến từ khá lâu nhưng thực tế triển khai hoạt động này tại ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều vấn đề đáng bàn. Khoan hãy nói về việc chi phí cho việc tổ chức riêng một bộ phận chuyên trách về công việc này mà trước hết là chúng ta chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này. Hơn nữa một vấn đề gặp phải khác là thói quen trong tư duy và phương thức làm việc vốn có từ lâu. Ai cũng biết kinh doanh ngân hàng là chấp nhận rủi ro và các ngân hàng cũng cố gắng để giảm thiểu những rủi ro này. Tuy

ro của bộ phận ấy, cán bộ nào tự chịu trách nhiệm với dự án mình phụ trách và rủi ro được xem xét theo từng giao dịch, từng hợp đồng cụ thể. Quản trị rủi ro ở NHTM Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ước tính số lượng các giao dịch và phân tích rủi ro ở trạng thái tĩnh trong từng giao dịch. Về tổ chức hoạt động thì vẫn ở giai đoạn sơ khai. Chỉ ở các ngân hàng lớn hoặc các hội sở chính thì mới có trung tâm quản trị rủi ro riêng, còn tại các chi nhánh (mà số lượng chiếm chủ yếu) thì việc quản trị rủi ro được thực hiện tản mạn ở các phòng nghiệp vụ. Cụ thể trong lĩnh vực tín dụng, cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện chức năng cho vay, thu nợ lại phải kiêm luôn công tác thẩm định và quản lý rủi ro. Điều này làm quá tải công việc và lại làm giảm hiệu quả của từng công việc, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ vi phạm đạo đức ở các cán bộ tín dụng.

Thực tế các NHTM Việt Nam hầu như chưa ứng dụng xếp loại rủi ro tín dụng trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Có một số ngân hàng lớn đang thử nghiệm kỹ thuật xếp loại tín dụng đối với doanh nghiệp lớn, còn chấm điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, khách hàng cá nhân và xếp loại khoản vay thì hầu như chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, ngay cả với với xếp loại tín dụng đang làm thử cũng cần phải bàn thêm, vì hầu hết những thử nghiệm đang được thực hiện thiên về phương pháp xếp loại của cơ quan xếp loại độc lập hơn là của NHTM.

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại các NHTM lớn tại Viêt Nam

1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm quản trị rủi ro của các ngân hàng

thương mại trên thế giới và thực trạng quản trị rủi ro hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam là:

Thứ nhất, ngân hàng nên tách bạch, phân công rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và tuân thủ chặt chẽ các khâu trong quy trình cấp tín dụng. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok bank và Siam comercial bank (SCB) của Thái Lan. Quy trình cấp tín dụng của họ có thể khái quát như sau: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quy trình cấp tín dụng. Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á năm 1997 - 1998,

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÒNG, BAN NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRUNG TÂM QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG, BAN NGHIỆP VỤ

rất nhiều ngân hàng của Thái Lan chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp chứ không quan tâm nhiều đến dòng vận động của luồng tiền của khách hàng. Mà rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu trong quá trình vận động của dòng tiền này. Hậu quả là có lúc nợ xấu lên đến 40% (1997 - 1998). Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cấp tín dụng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều ngân hàng không chỉ chấp hành triệt để nguyên tắc tín dụng mà còn đặc biệt chú trọng đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính...

Thứ ba, áp dụng các phương pháp cho điểm tín dụng khách hàng (Credit Scoring) làm cơ sở ra quyết định.

Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc phân quyền trong ra quyết định tín dụng. Tức là, quy định rõ ràng việc ra quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ tại các ngân hàng của Thái lan quy định : >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm; = 100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; = 3 tỷ Baht phải do HĐQT quyết định.

Thứ năm, giám sát khoản vay sau khi ký kết hợp đồng. Sau khi cho vay, ngân hàng phải coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO& PTNT VIỆT NAM CHI

NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w