III. Luyện tập phát hiện và sửa lỗi đoạn văn trong bài văn nghị
1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
HS có thể tự do lựa chọn phương thức biểu đạt, trong đó chủ yếu là phương thức nghị luận với sự kết hợp các thao tác lập luận. Hành văn cần chặt chẽ, có dẫn chứng, có sức thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Đặc biệt cần có ý kiến riêng của mình.
2.Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo các cách khác
nhau nhưng cần nêu đựơc các ý chính sau:
32
trong cuộc sống. Khẳng định lối sống giản dị là lối sống đẹp, sự lựa chọn đúng đắn.
2.2. Giải thích: thế nào là sống giản dị?
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình, xã hội; không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.
1.0 đ
2.3. Biểu hiện: Sống giản dị không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, sinh hoạt mà còn thể hiện ở lời ăn tiếng nói, quan điểm, cách ứng xử của con người trong mọi hoàn cảnh, mọi vấn đề.
1.0 đ
2.4. Ý nghĩa của lối sống giản dị:
- Giúp con người không bị lệ thuộc vào những ham muốn vật chất, tinh thần, biết tự điều hòa…
- Giúp con người có khả năng hòa đồng với thiên nhiên và mọi người, có khả năng quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh. - Giản dị có một vẻ đẹp riêng rất lâu bền.
- Có khả năng góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh.
3.0 đ
2.5. Sống giản dị là sự lựa chọn đúng đắn của mỗi chúng ta.
- Từ xa xưa, cha ông ta đã đề cao lối sống giản dị, coi đó là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người.( Nguyễn Trãi, HCM…)
- Trong cuộc sống hiện đại, khi con người đứng trước bao cám dỗ về tinh thần, vật chất, lối sống giản dị càng có ý nghĩa mang đến cho con người sự thanh thản, hạnh phúc.
2.0 đ
2.6. Làm thế nào để sống giản dị? - Cần có trí tuệ và bản lĩnh.
- Không ngừng làm giàu đời sống tinh thần và nâng cao ý nghĩa cuộc sống bằng lao động chân chính.
2.0 đ
2.7. Nêu những liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động. 0.5đ
Lưu ý: Trong từng ý chỉ cho điểm tối đa khi HS trình bày toát ý và
33
Trường THPT Phan Bội Châu BÀI KIỂM TRA SỐ 3
Tổ Văn MÔN VĂN
Thời gian: 90 phút
Đề bài: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)
Đáp án Điểm
1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
HS có thể tự do lựa chọn phương thức biểu đạt, trong đó chủ yếu là phương thức nghị luận với sự kết hợp các thao tác lập luận. Hành văn cần chặt chẽ, có dẫn chứng, có sức thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Đặc biệt cần có ý kiến riêng của mình.
2.Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo các cách khác
nhau nhưng cần nêu đựơc các ý chính sau:
2.1. Nêu vấn đề: vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)
0.5 điểm 2.2. Giải thích:
- Vẻ đẹp cổ điển của một bài thơ: là cách diễn đạt dùng để chỉ những bài thơ được đánh giá là mang tính chất mẫu mực, thể hiện những tinh hoa của thi pháp thơ cổ.
- Vẻ đẹp hiện đại của một bài thơ: là cách diễn đạt dùng để chỉ những bài thơ được đánh giá là mang nét mới mẻ về cách viết cũng như ý tưởng, tư tưởng…
1.0 điểm
2.3. Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) - Thể thơ: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt quen thuộc.
- Thi liệu: hình ảnh đẹp khi miêu tả cảnh hoàng hôn (cánh chim tìm về tổ, chòm mây trôi ngang trời).
- Bút pháp chấm phá: phác họa hai nét bút (cánh chim, chòm mây) mà mở ra được cả bầu trời mênh mang, đẹp nhưng buồn.
- Nhân vật trữ tình: con người quên đi xiềng xích trên đường áp giải, rung cảm với vẻ đẹp cảnh chiều xuống và chia sẻ niềm vui bình dị, ấm áp của người lao động.
0.5 đ 1.0 đ 1.5 đ 2.0 đ 2.4. Vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)
- Thiên nhiên và con người: con người là chủ thể cảm nhận thiên nhiên.
34
- Sự ung dung của nhân vật trữ tình không mang tính chất lánh đời mà là sự ung dung của một người chiến sĩ cách mạng đã nắm vững quy luật của cuộc đấu tranh.
- Sự vật và con người thể hiện tư tưởng, hình tượng của bài thơ luôn vận động hướng đến tương lai, sự sống, ánh sáng.
1.0 đ
2.0 đ 2.5. Đánh giá chung, khẳng định lại vấn đề 0.5 đ
Lưu ý: Trong từng ý chỉ cho điểm tối đa khi HS trình bày toát ý và
diễn đạt trôi chảy.