Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Phòng Giao

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Phân tích tình hình cho vay vốn xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo tại Phòng Giao Dịch Huyện Phù Cát (Trang 28 - 32)

Giao Dịch NHCSXH Huyện Phù Cát:

1. Các biện pháp về huy động vốn:

Người nghèo muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn. Đã là ngân hàng thì phải huy động vốn. Đây là nhiệm vụ quan trộng để tồn tại và phát triển. Song cơ chế phải huy động như thế nào và phương pháp tiến hành còn nhiều bàn cãi. Một thực trạng trước đây không thể phủ nhận đó là việc huy động vốn trong dân cư, tổ chức, kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn, với số vốn huy động được còn rất khiêm tốn và cho đến nay thì ngân hàng đang tạm ngừng việc huy động vốn. Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tuyên truyền, vận động để các nhà hảo tâm hiểu, thông cảm và ủng hộ hết mình cho NHCSXH theo mọi hình thức lãi suất ưu đãi, lãi suất thị trường hoặc ủy thác, viện trợ không hoàn lại. Muốn vậy, Nhà Nước cần có quy chế hoạt động riêng cho NHCSXH, có chế độ cấp bù lãi suất, để NHCSXH đủ điều kiện, đủ sức và lực huy động vốn trên thị trường với lãi suất cao hơn các ngân hàng thương mại khác để tập trung, thu hút nguồn vốn cho vay hộ nghèo.

Biện pháp 2: Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần chủ động cân đối nguồn vốn của NHCSXH hàng năm cho công tác XĐGN, đặc biệt là bổ sung thường xuyên nguồn vốn cho hoạt động NHCSXH. Hàng năm ngân sách các cấp trích ra một phần từ lợi nhuận của mình đống góp cho quỹ XĐGN. Tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ nguồn kinh phí chưa sử dụng của các cơ quan Nhà Nước, các đoàn thể chính trị - xã hội…gửi vào NHCSXH. Ngoài ra từ Trung ương đến địa phương cần đặt ra mục tiêu tiết kiệm chi tiêu ngân sách các cấp dành cho nguồn vốn tín dụng XĐGN của NHCSXH, thực hiện chặt chẽ chỉ tiêu này.

Biện pháp 3: Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá sát hiệu quả cũng như quá trình triển khai các dự án quốc tế tài trợ cho XĐGN, có biện pháp

trong triển khai dự án. Đồng thời có biện pháp đa dạng hóa các kênh vận động, thu hút vốn tài trợ quốc tế cho việc XĐGN.

Biện pháp 4: Hiện nay NHCSXH đã ổn định tổ chức mạng lưới đi vào hoạt động với đầy đủ ý nghĩa của nó. Nhưng thực trạng phân tán các nguồn vốn với nhiều kênh khác nhau gây khó khăn trong việc tập trung sức mạnh nguồn vốn tổng thể, để tập trung có trọng điểm, từng bước giải quyết nhu cầu bức xúc về thiếu vốn sản xuất của hộ nghèo, tạo bình đẳng trong xã hội, nhà nước quản lý chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn các nguồn vốn. Mặt khác tăng cường sức mạnh tài chính cho NHCSXH, đủ sức và lực hoạt động vì mục tiêu XĐGN.

Biện pháp 5: Nguồn vốn nước ngoài hết sức quan trọng. Dựa trên lợi thế mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức trên thế giới của nhà nước ta hiện nay. Cần tranh thủ mối thiện cảm, tìm kiếm sự hợp tác, đầu tư trao đổi học tập kinh nghiệm…nhằm thu hút đầu tư của nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động, gián tiếp tạo nguồn vốn rẻ cho người nghèo.

2. Các biện pháp về sử dụng vốn:

Sở dĩ cho vay hộ nghèo có độ rủi ro cao vì:

- Họ thiếu kinh nghiệm kiến thức sản xuất kinh doanh, lượng thông tin về thị trường còn hạn chế.

- Sản xuất kinh doanh nhỏ mang tính chất đơn thuần, độc canh, tính toán làm ăn chậm chạp, kém linh hoạt.

- Khi gặp khó khăn (thiên tai, dịch bệnh, ốm đau…) họ không còn nguồn vốn nào khác để trả nợ.

Như vậy tín dụng của NHCSXH chủ yếu đầu tư cho vay hộ nghèo là khách hàng của mình trong một điều kiện hoàn cảnh như vậy cũng rất lo sợ, phân vân, do dự vì nguồn trả nợ rất mong manh, khi quá hạn, phải xử lý thì chẳng có gì để thu hồi nợ, nếu thu hồi nợ thì đẩy họ vào cảnh đường cùng màn trời chiếu đất, mất hết tư liệu là đất đai, máy móc…Song việc đầu tư cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh vẫn phải làm vì lương tâm và trách nhiệm, vì công bằng xã hội, vì tính ưu việt của Nhà nước XHCN.

Từ thực tiễn trên, yêu cầu đặt ra là phải tìm những biện pháp thiết thực cho hoạt động tín dụng hộ nghèo đảm bảo độ an toàn vốn cao nhất, hiệu quả khinh tế xã hội nhiều nhất.

Biện pháp 1: Do nhu cầu vốn vay của hộ nghèo hiện nay là rất lớn, ta không nên đầu tư theo kiểu chia bình quân đầu hộ, mỗi nơi một ít mà nên đầu tư có trọng tâm, tập trung vào những vùng có tỷ lệ hộ đói nghèo cao, có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa. Ở đây, các yếu tố tâm lý ở người dân nghèo khó quen thuộc cới chính sách bao cấp về vốn, tư tưởng “cho không” còn nặng nề, họ chưa làm quen với cách chuyển tải vốn tín dụng có vay có trả, trả cả gốc lẫn lãi.

- Mức vay cho hộ nghèo phải vừa đủ, không lớn quá cũng không nên nhỏ quá, thực ra nếu món vay nhỏ quá họ không đủ đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh, dễ đưa vào nhu cầu sinh hoạt đang thiếu thốn.

- Ở đây vai trò của Ban XĐGN, các tổ chức Chính tri – xã hội, thôn, xã, Tổ TK&VV là hết sức quan trọng. Trong đó không thể không kể đến vai trò sâu sát của cán bộ ngân hàng. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân đói nghèo của từng hộ vay để giúp họ về cách thức làm ăn, kiến thức sản xuất kinh doanh. Để họ tự “bươn chãi” họ sẽ rất dễ đi vào lối mòn và khả năng thất bại sẽ cao. Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai, do vậy tát cả phải kiên trì. Mức vay vốn hiện nay tối đa là 30 triệu đồng, nhưng thực tế cho vay bình quân là rất thấp (khoảng 6 triệu đồng/hộ), do đó cần phải nâng cao tạo đà để người nghèo đi lên, rút ngắn thời gian XĐGN, tùy thuộc vào tình hình thực tế để từ đó có mức cho vay phù hợp, cần ngăn chặn thói quen tùy tiện, bình quân chủ nghĩa, chia đều, xẻ mỏng gây tâm lý bao cấp kém hiệu quả.

Biện pháp 2: Đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trợ giúp kiến thức khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, giải quyết khâu tiêu thụ, chế biến nông, thủy sản cho các hộ dân nói chung và hộ

Vốn tín dụng thực sự có hiệu quả với người nghèo khi họ kết hợp với nâng cao trình độ dân trí và chuyển giao kiến thức làm ăn, tiến bộ kỹ thuật.

Biện pháp 3: Mở rộng việc cho vay xuất khẩu lao động, cho vay GQVL, đây là hướng rất quan trọng trong việc XĐGN mà thực tế nước ta trong những năm gần đây cho thấy sự thành công của nó.

Biên pháp 4: Cơ chế xử lý rủi ro bất khả kháng, điều đó có nghĩa là khi người nghèo vay vốn gặp phải thiên tai nặng nề, ốm đau kéo dài, tai nạn lao động, thiệt hại về người, thì chính phủ nên xóa nợ, không phải trả lãi khoản vay cũ và cho vay tiếp khoản vay mới. Tạo điều kiện cho các đối tượng đó tiếp tục vươn lên.

Biện pháp 5: NHCSXH cũng như các ngành nông, lâm, ngư nghiệp cần nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa sản xuất ở nông thôn, miền núi, miền biển phù hợp với từng vùng sinh thái, tập quán, hạn chế đi đến xóa bỏ sản xuất độc canh. Khuyến khích chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, khai thác các ngành nghề truyền thống…Muốn thực hiện được vấn đề này cần tập trung sức người sức của. Giúp thành lập tổ hoạt động với quy mô lớn, để cùng tương trợ, dìu dắt, giúp đỡ nhau sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập.

Biện pháp 6: Hiện nay,tình trạng phân tán các nguồn vốn có tính chất dung cho mục tiêu XĐGN vẫn tồn tại, mặc dù Chính phủ đã có Ngân hàng dành riêng cho nhiệm vụ này. Duy trì tình trạng này vừa lãng phí vốn, cho vay chồng chéo và hiệu quả đạt được thấp. Vì bản thân tổ chức, chức năng nhiệm vụ không phải làm thay nhiệm vụ của Ngân hàng, hơn nữa về con người chưa có chuyên môn nghiệp vụ, mạng lưới và cơ sở vật chất không đáp ứng cho hoạt động mang tín dụng Ngân hàng. Thiết nghĩ đã đến lúc Chính phủ cần tập trung triệt để các nguồn vốn này cho NHCSXH, tạo thành một kênh dãn chung tín dụng hộ nghèo duy nhất, vừa quản lý tập trung, vừa hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Biện pháp 7: Về vấn đề lãi suất cho vay hộ nghèo NHCSXH cần phải cho vay theo lãi suất ưu đãi đặc biệt thấp hơn lãi suất trên thị trường. Bởi vì hộ nghèo là những hộ rất khó khăn về tài chính, đang ở những vùng những lĩnh vực kinh tế cần được ưu tiên đầu tư nguồn vốn để sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống nên phải sử dụng công cụ lãi suất thấp để kích thích đầu tư, giảm bớt khó

khăn về tài chính. Do đó Ngân hàng cho hộ nghèo vay với lãi suất càng thấp càng tốt.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Phân tích tình hình cho vay vốn xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo tại Phòng Giao Dịch Huyện Phù Cát (Trang 28 - 32)