Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu này được đề tài sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm mục đích thu thập các thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau như sách báo, thông tin khoa học trong và ngoài nước để phân tích, tổng hợp và tiếp thu có chọn lọc các thông tin cần thiết và có liên quan trực tiếp và đáp ứng cho việc lựa chọn đề tài, xây dựng giả thiết khoa học. Những tài liệu được quan tâm thu thập gồm các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các thông tư văn bản về công tác thể thao thành tích cao của Đảng, Nhà nước, tổng cục TDTT. Các sách và tư liệu về lý luận và phương pháp xác định và đánh giá mức độ phát dục của thiếu niên nhi. Các tài liệu và sách về lý luận và tuyển chọn, các sách về lĩnh vực sinh lý, giải phẫu, y học thể dục thể thao, tâm lý. Các sách lý luận chuyên ngành như lý luận và phương pháp đào tạo VĐV trẻ, học thuyết huấn luyện. Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT, bơi lội, những tri thức cớ bản trong đào tạo VĐV bơi lội trẻ. Các sách đo lường và toán học thống kê, xác xuất thống kê, các đề tài và luận án tiến sĩ, thạc sĩ có
liên quan. Các tạp chí khoa học TDTT trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và giúp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu. Các tài liệu trên được trình bày ở phần tài liệu tham khảo.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi
Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi được đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích thu thập thông tin từ các đối tượng phỏng vấn. Đối tượng được phỏng vấn gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và các huấn luyện viên bơi, giáo viên bơi có kinh nghiệm ở trường Đại học TDTT, Viện khoa học TDTT, Tổng cục TDTT và một số tỉnh có thành tích thi đấu bơi lội tốt ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An… Tổng số đối tượng phỏng vấn là 32 người. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề:
Lựa chọn phương pháp xác định mức độ phát dục của VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi
Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực cho VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi
Xác định tính cần thiết, tính khả thi và độ tin cậy đối với các yêu cầu cơ bản trong ứng dụng mối quan hệ giữa mức độ phát dục với trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội 12 - 14 tuổi, trong thực tiễn tuyển chọn và huấn luyện bơi lội cho thiếu niên nhi đồng.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Đề tài sử dụng phương pháp để quan sát phát hiện những sai lệch trong quá trình VĐV thực hiện các test và bài tập kiểm tra, đồng thời qua quan sát các diễn biến cơ thể trong quá trình thực hiện các bài test để phân tích làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu.
Đối tượng quan sát là 37 VĐV trong đó có 19 nam, 18 nữ lứa tuổi 12 - 14 tuổi các tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định…
Phương pháp quan sát đề tài sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp. Nội dung quan sát là trình tự, nội dung và chất lượng thực hiện các bài test kiểm tra của VĐV.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm thu thập các thông tin qua kiểm tra các chỉ tiêu (test) kiểm tra sư phạm. Nội dung và phương pháp cụ thể như sau:
A. Các test kiểm tra trên cạn:
1. Bật xa tại chỗ: Dụng cụ gồm bục nhảy bằng gỗ, hố cát, thước giây và
thang gạt cát.
Cách tiến hành: Cho VĐV đứng trên bục gỗ giậm nhảy. Dùng sức phối hợp bật mạnh lên trên và ra trước. Thang tính được xác định là khoảng cách từ mép bục phía trước đến điểm chạm gần nhất của cơ thể với mặt hố cát.
Mỗi VĐV được nhảy 2 lần lấy thành tích tốt nhất.
2. Lực bóp tay thuận (kg)
Kiểm tra lực bóp tay để đánh giá sức mạnh tay. Dụng cụ đo là lực kế bóp tay điện tử. Xác định tay thuận là tay thường dùng để thực hiện các động tác quan trọng trong cuộc sống, như ném, đẩy … nên tay thuận thương mạnh hơn tay không thuận.
Người được kiểm tra hai chân đứng rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa sang ngang tạo một góc 450 so với trục dọc cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên song song với thân người. Bàn tay cầm lực kế để đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế và bóp hết sức.
3. Kiểm tra test chạy 30m XPC
Dụng cụ: Trên đường chạy 100m. Kẻ 2 vạch xuất phát và vạch đích cách nhau đúng 30m. Tùy khả năng có thể chuẩn bị mỗi đường chạy 1 đến 2 đồng hồ bấm giây.
Cách tiến hành: VĐV được đeo số và tập hợp ở phía đấu vạch xuất phát. Khi người kiểm tra gọi tên thì đứng vào sau vạch xuất phát và đứng ở vị trí xuất phát cao. Khi người kiểm tra hô “chạy” (đồng thời phất cờ) thì VĐV dùng tốc độ nhanh nhất chạy về đích và người bấm giờ cùng lúc bấm đồng hồ chạy. Khi chạy đến vạch đích thì người bấm giờ bấm đồng hồ dừng. Đồng thời đọc thành tích theo số đeo của VĐV cho người ghi thành tích ghi lại.
Thành tích chạy lấy đến độ chính xác 1% giây. Chú ý VĐV không được chạy sang đường chạy của người khác.
4. Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Trên sân hoặc trên đường chạy kẻ 2 vạch cách nhau 10m. VĐV khi kiểm tra đứng trước vạch quy định ở tư thế xuất phát cao. Mỗi lần kiểm tra tùy số lượng đồng hồ có thể bố trí mỗi đợt chạy 2- 3 người. Khi người kiểm tra gọi tên VĐV vào chỗ và phát ra khẩu lệnh chạy thì VĐV dùng sức nhanh nhất chạy chạm tay vào vạch đích sau đó quay người chạy trở lại chạm tay vào vạch xuất phát. Trong khi đó người kiểm tra theo dõi việc thực hiện đúng luật của VĐV đồng thời bấm đồng hồ chạy và dừng để xác định chính xác thời gian thực hiện bài tập của VĐV.
Yêu cầu VĐV phải thực hiện đúng quy định của trọng tài nếu phạm quy phải chạy lại. Thành tích chạy được xác định chính xác tới 1% giây.
5. Nằm ngửa gập bụng.
Test này để đánh giá sức mạnh cơ bụng. Tính số lần trong 30s.
Người được kiểm tra ngồi trên sàn chân co 900 ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, hai bàn tay đan chéo vào nhau và đặt sau gáy, người thứ 2 hỗ trợ bằng
cách ngồi trên mu bàn chân đối tượng điều tra. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người được kiểm tra ngả người nằm ra sau, hai bả vai chạm sàn rồi gập bụng thành ngồi. Thực hiện động tác gập thân đến 900. Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần.
6. Quay gậy qua vai.
Cách thực hiện: Cho VĐV đứng thẳng tự nhiên 2 tay cầm gậy duỗi thẳng ở phía trước, dùng sức đưa gậy qua vai ra phía sau. Thành tích được tính bằng khoảng cách giữa 2 tay cầm gậy. Chú ý đo 3 lần lấy thành tích tốt nhất. Đơn vị đo là cm.
7. Chạy tùy sức 5 phút.
Để đánh giá sức bền (sức bền ưa khí). Sân bãi: sân điền kinh.
Cách tiến hành: VĐV được đeo số và tập hợp ở phía đấu vạch xuất phát, khi người kiểm tra gọi tên thì VĐV đứng vào vạch xuất phát và đứng ở vị trí xuất phát cao. Khi người kiểm tra hô “chạy” (đồng thời phất cờ) thì VĐV chạy, người kiểm tra cùng lúc bấm đồng hồ chạy. Khi hêt thời gian 5 phút thì người kiểm tra thổi còi cho tất cả VĐV dừng lại, đồng thời kiểm tra quãng đường của từng VĐV.
B. Các test kiểm tra dưới nước:
1. Bơi tốc độ cao 50m kiểu bơi trườn sấp (đánh giá tốc độ chuyên
môn).
Cách tiến hành: Cho VĐV đứng lên bục xuất phát. khi nghe thấy hiệu lệnh bô “Bơi” (hoặc tiếng súng phát lệnh) thì VĐV thực hiện động tác xuất phát và người kiểm tra cùng lúc bấm đồng hồ chạy.
Khi VĐV bơi lội bơi gần tới đích thì người kiểm tra bước ra sát mép bể để bấm giờ làm sao cho tay VĐV chạm đích thì đồng hồ cũng được bấm dừng. Thành tích được xác định tới độ chính xác 1% giây.
2. Bơi 50 m tay kiểu bơi trườn sấp (Đánh giá sức mạnh chuyên môn)
VĐV nhảy xuống nước 1 tay bám thành bể, 1 tay duỗi trước. Khi kiểm tra 1 chân đặt lên thành bể, 1 chân đứng dưới đáy bể. Khi có hiệu lệnh xuất phát thì VĐV nhanh chóng co chân úp mặt vung tay vào nước để lao ra trước dùng 2 tay quạt nước còn chân yêu cầu khép song song không được đập nước. Cách tính giờ xác định thành tích giống như bơi kiểu bơi tốc độ cao 50m kiểu bơi trườn sấp.
Lưu ý không công nhận thành tích quạt tay của VĐV nào đó cố tình dùng động tác đập chân để hỗ trợ quạt tay.
Thành tích được tính bằng giây và có độ chính xác 1% giây.
3. Đập chân cự ly 50m kiểu bơi trườn sấp (đánh giá sức mạnh chuyên môn)
Cách tiến hành: Động tác chuẩn bị xuất phát giống như khi kiểm tra bơi tay. Chỉ khác là khi đạp thành bể ra thì 2 tay chắp vào nhau duỗi thẳng trước đầu và dùng chân đập nước.
Thành tích được xác định bằng giây có độ chính xác 1% giây.
4. Bơi tự do (trườn sấp) cự ly 800m (đánh giá sức bền chuyên môn)
Cách kiểm tra: VĐV xuất phát trên bục. Khi nghe thấy hiệu lệnh xuất phát thì nhanh chóng làm động tác xuất phát vào nước và bơi với tốc độ thích hợp với thói quen vẫn bơi ở cự ly này của VĐV. Để khỏi lẫn số vòng (cự ly) bơi người kiểm tra cần nhắc số vòng còn lại (kể từ lúc bơi còn 300m). Yêu cầu VĐV quay vòng phải có 1 bộ phận có thể chạm thành bể (có thể tay hoặc chân).
Thành tích được tính từ lúc xuất phát đến khi tay chạm thành bể ở 50m cuối cùng. Thành tích được tính bằng phút, giây và có độ chính xác 1% giây.
5. Bơi hỗn hợp 4 kiểu bơi cự ly 200m (đánh giá tính linh hoạt, khả năng
Phương pháp tiến hành kiểm tra giống như kiểm tra bơi 800m. Song cần chú ý thứ tự 4 kiểu bơi của cự ly 200m hỗn hợp lần lượt là trườn ngửa ếch bướm.
Thành tích được tính bằng phút, giây và có độ chính xác 1% giây.
2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh
Trong đề tài này sử dụng phương pháp kiểm tra y sinh nhằm xác định các chỉ tiêu chiều cao cân nặng và kiểm tra tuổi xương nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá mối quan hệ giữa mức độ phác dục với trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi.
Các chỉ tiêu y sinh kiểm tra gồm:
1. Chỉ tiêu chiều cao đứng (cm):
Cách đo dùng cân đo chiều cao của Trung Quốc có độ chính xác 1%. Trước khi đo yêu cầu VĐV cởi dầy dép đi chân không bước lên bàn của thước đo. Đồng thưòi áp sát ba bộ phận của cơ thể là gót chân, mông và chỏm sau gáy vào cột đứng của thước đo, người đo di chuyên con trượt khi con trượt chạm chỏm đầu của người bị đo thì yêu cầu họ bước ra ngoài thước đo. Người kiểm tra đọc giá trị chiều cao đo được mà con trượt dừng trên cột đứng của thước.
Lưu ý luôn yêu cầu người bị đo đứng thẳng ngay ngắn, mắt nhìn ngang phía trước (tất cả các lần đo thống nhất đều đo vào buổi sáng từ 8 đến 11 giờ).
2. Chụp X quang xương cổ tay và bàn tay. phân tích kết quả tuổi xương của đối tượng dựa trên phần mềm được lập trình trong hệ thống thiết bị SGY II.
Sử dụng thiết bị: trong đề tài này chúng tôi sử dụng máy đo mật độ xương; tuổi xương và dự báo chiều cao SGY II của hãng ShengShong Medical Trung Quốc sản xuất. Thiết bị này gồm 2 phần chính:
Phần mềm phân tích hình ảnh xương bàn tay cho kết quả về tuổi xương dự báo chiều cao.
Quy trình thực hiện.
Trình tự thực hiện để kiểm tra và đánh giá tuổi xương dược thực hiện theo các bước sau:
Máy tính khởi động song bật nguồn hệ thống cao áp để ủ ấm 15- 20 phút trước khi kiểm tra.
Hiệu chỉnh các thông số trước khi tiến hành kiểm tra.
Sau tất cả các bước trên tiến hành kiểm tra các đối tượng. Các thông tin của đối tượng được nhập vào, đối tượng được hướng dẫn để chụp lấy 2 ảnh gọi là ảnh A và ảnh B. Ảnh A là ảnh chụp xương bàn tay với đầy đủ các đốt ngón trên bàn tay, ảnh B là ảnh chụp xương cổ tay. Hình ảnh xương bàn tay và cổ tay của đối tượng sẽ được phân tích tự động bởi phần mềm và được cán bộ kiểm tra lại bằng các ảnh mẫu chuẩn, được thiết lập trên phần mềm để đưa ra kết quả phân tích chính xác nhất về đối tượng cần xác định tuổi xương.
Phương pháp đánh giá kết quả.
Dựa vào kết quả phân tích tự động từ phần mềm máy tính.
Dựa vào đối chiếu giữa ảnh bàn tay chụp được với ảnh mẫu (được cài đặt sẵn trên máy tính) theo các tiêu chí cùng giới cùng tuổi.
Dựa vào các tiêu chuẩn thang điểm của Tanner & Whitehouse và Trung Quốc về sự cốt hóa của các trung tâm cốt hóa trên cổ tay và bàn tay.
Đối chiếu kết quả kiểm tra các dấu hiệu phát dục thứ cấp.
Khi đã xác định được chính xác tuổi xương kết hợp với tuổi sinh (tuổi ngày sinh tháng đẻ), chiều cao hiện tại, phần mềm có thể dự báo chiều cao trưởng thành của đối tượng trong tương lai.
Thực hiện song tất cả các khâu trong quá trình kết quả cuối cùng được in ra.
2.2.6 Phương pháp toán học thống kê.
Phương pháp toán học thống kê được đề tài sử dụng để giúp xử lý các số liệu kiểm tra và xác định mối tương quan giữa mức độ phát dục và trình độ phát triển thể lực của VĐV 12 – 14 tuổi.
Các thông số thống kê được đề tài quan tâm là: 1. Số trung bình: n x X n i i ∑ = = 1 Trong đó: X : Trung bình cộng i
x : Giá trị của các mẫu riêng biệt n: Kích thước tập hợp mẫu 2. Phương sai: δ2 ( ) 1 2 2 − − = ∑ n X xi δ (với n < 30) 3. Độ lệch chuẩn: δ 2 δ δ =
4. Sai số chuẩn của giá trị trung bình:
n mX = δ 5. Hệ số tương quan (r) ∑∑ − ∑ − − − = 2 2 ( ) ) ( ) )( ( Y y X x Y y X x r i i i i
Trong đó: r là hệ số tương quan
i
x giá trị các mẫu riêng biệt của biến số X
X giá trị trung bình cộng của biến số X
i
y giá trị các mẫu riêng biệt của biến số Y
6. Hệ số biến sai. Cv = .100% x x δ 2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ năm 2007 đến 2014.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại: Viện khoa học TDTT.
Các trung tâm TDTT các tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định …
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả lựa chọn các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực và mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội
3.1.1. Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội lứa tuổi 12 – 14
3.1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, vào mục tiêu, chương trình huấn luyện và đặc điểm tâm sinh lý cho thấy việc lựa chọn các đánh giá trình độ phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên