Tuổi xương và ứng dụng của tuổi xương trong việc đánh giá mức độ phát

Một phần của tài liệu xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của vđv bơi 12-14 tuổi (Trang 44 - 139)

mức độ phát dục của thiếu niên

1.7.1. Khái niệm tuổi xương

Theo các nhà sinh lý học trong và ngoài nước như Dương Tích Nhượng, Lưu Quang Hiệp, tuổi xương là chỉ mức độ phát dục của xương trên tuổi đời liên tục của thiếu niên và còn được gọi là tuổi phát dục xương. Còn tuổi xương tiêu chuẩn là chỉ mức độ phát dục của thiếu niên khoẻ mạnh có tính tiêu biểu và mang tính đại diện. Do đó, còn được gọi là tuổi phát dục xương có tính đại diện cho các thiếu niên mạnh khoẻ ở các giai đoạn hoặc nhóm khác nhau. Tiêu chuẩn tuổi xương là chỉ tiêu chuẩn hoặc thang độ phân định, phán đoán mức độ phát dục tuổi xương của thiếu niên [47], [12].

1.7.2. Nguyên lý kiểm tra đánh giá tuổi xương

Sự cốt hoá các xương của loài người đều bắt đầu xuất hiện từ các trung tâm cốt hoá. Sau đó các khu vực cốt hoá của trung tâm cốt hoá không ngừng mở rộng thông qua hàng loạt sự biến đổi hình thái mang tính quy luật và đạt được hình thái xương của người trưởng thành. Vì vậy, có thể căn cứ vào đặc trưng của các hình chụp trên phim X-quang khác nhau, để phân định mức độ phát dục của xương để xác định tuổi xương.

Xác định mức độ phát dục tuổi xương có 3 chỗ dựa:

Thứ nhất là số lượng và độ lớn nhỏ của các trung tâm cốt hoá xuất hiện. Thứ hai là sự biến đổi hình dáng của khu vực cốt hoá đầu xương của trung tâm cốt hoá. (vấn đề này so sánh sự to nhỏ là quan trọng bởi vì trung tâm cốt hoá lớn hay nhỏ chủ yếu quyết định bởi sự to nhỏ của cá thể, đồng thời phản ánh một cách chân thực, sự phát dục của xương).

Thứ ba là sự liền nhau của đầu xương và thân xương.

Tuổi xương nếu đem so với rất nhiều chỉ tiêu sinh lý khác có hai đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất là thiếu niên ở các khu vực các chủng tộc người khác nhau thì sự phát dục của xương đều tuân thủ các quy luật giống nhau, chỉ khác là tốc độ hơi có sự khác biệt. Vì vậy, có tính khách quan và có thể so sánh rất tốt.

Thứ hai là tuổi xương so với tuổi đời (theo ngày tháng năm) có thể phản ánh một cách chính xác mức độ thực tế của sự phát dục của thiếu niên.

Trong quá trình kiểm tra đánh giá tuổi xương thì những bộ vị thường được chụp X-quang gồm vai, khuỷu tay, cổ chân, cổ tay và xương chậu.v.v Nhưng nhìn chung đều cho rằng cổ tay là bộ vị lý tưởng nhất vì ở đây tập trung rất nhiều xương dài cũng như xương ngắn, có thể phản ánh tập trung tình hình phát dục xương của toàn thân. Đồng thời dễ chụp chiếu và tổn hại sức khoẻ ít nhất.

Riêng đối với việc chụp X. quang xương cổ tay có 3 yêu cầu sau:

Cần ghi rõ ngày, tháng, năm sinh và chiều cao cận nặng ngay trong ngày chụp phim.

Chụp phim chính diện toàn bộ xương của cả xương tay yếu bao gồm xương quay (đầu xa xương trước).

Đầu ống kính của máy chụp X-quang cách tay 90cm, mu bàn tay quay lên trên lòng bàn tay úp sát vào hộp phim. Ngón giữa và cẳng tay thẳng với nhau ngón tay hơi xoè ra. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc 300. Ống kính của máy chụp X-quang chiếu thẳng vào đầu xương thứ 3 của ngón tay.

1.7.3. Phương pháp phán đoán tuổi xương

Hiện tại trên thế giới có 3 phương pháp thường được sử dụng là phương pháp phim chuẩn, phương pháp đánh giá ghi điểm và các phương pháp khác. Nhìn chung cả 3 phương pháp này đều có độ chính xác như nhau, nhưng phương pháp phim chuẩn được nhiều người chọn sử dụng vì tính tiện ích dễ làm của nó. Vì vậy đề tài sẽ đi sâu vào phân tích tìm hiểu phương pháp phim chuẩn.

Nguyên lý của phương pháp phim chuẩn là căn cứ vào tính quy luật phát dục sinh trưởng xương của cơ thể người chụp X-quang, toàn bộ diễn biến của xương ở các giai đoạn của cả nam và nữ từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Chọn ra các phim có tính đại diện để làm thành Phim chuẩn. Khi đánh giá tuổi xương trước tiên phải chụp phim X-quang cho người bị kiểm tra sau đó đối chiếu với Phim chuẩn.

Xem phim X- quang đó phù hợp với phim nào của Phim chuẩn. Dựa vào đó để phán định tuổi xương của em đó.

Bộ phận chụp X-quang là bàn tay và cổ tay. Chụp phim chính diện bàn tay và cổ tay của tay yếu (thường là tay trái).

Hiện nay Phim chuẩn được dùng để đối chiếu trong kiểm tra, đánh giá tuổi xương của nhiều nước trên thế giới là Phim chuẩn G - P. Để nắm bắt được cách đánh giá tuổi xương bằng Phim chuẩn G-P, đề tài đã tổng hợp tư liệu và tóm lược về sự hình thành và phương pháp đánh giá tuổi xương bằng Phim chuẩn G-P.

1.7.4. Phim chuẩn G-P và đặc điểm Phim chuẩn G-P của các tuổi xương khác nhau

1.7.4.1. Phim chuẩn G - P

Nhà sinh vật học người Anh là Todd năm 1937 là người đề xướng và bước đầu lập nên Phim chuẩn. Nhưng để có Phim chuẩn mà chúng ta đang sử dụng hôm nay chính là do công của 2 nhà khoa học Mỹ là Greulic và Pyle. Greulic và Pyle đã chỉnh sửa nhiều lần mới tạo nên Phim chuẩn X-quang mang tính hệ thống của xương bàn tay và cổ tay. Từ đó, được gọi tắt là Phim chuẩn G-P, chữ cái đầu mang tên của 2 nhà khoa học Greulic và Pyle.

Phim chuẩn này được thiết kế thành 2 bộ, 1 bộ dành cho nam có 31 phim và nữ có 29 phim. Tổng cộng 60 phim X-quang, trong đó mỗi phim đại diện cho một tuổi xương tiêu chuẩn trẻ sơ sinh từ 0 tuổi đến 1 tuổi 6 tháng thì cứ 3 tháng lại có 1 phim tiêu chuẩn.

Từ 1 tuổi 6 tháng đến 5 tuổi và từ 11 - 16 tuổi trên cơ bản là cứ nửa năm lại có một phim tiêu chuẩn. Ngoài ra cứ mỗi năm có một phim tiêu chuẩn. Khi đánh giá sẽ đối chiếu phim chụp với phim chuẩn. G-P. Nếu tìm thấy phim chụp cho người bị kiểm tra phù hợp nhất với bức phim nào đó của Phim chuẩn thì tuổi xương đã được ghi sẵn ngay trên Phim chuẩn đó. Trong số 60 trang Phim chuẩn G-P mỗi trang vừa ghi tuổi xương vừa có chú thích bằng văn tự để nói rõ tình trạng phát dục của các xương. Trong đó quan trọng hơn là căn cứ vào tài liệu lâu năm đưa ra các đặc trưng phim X-quang về độ thành thục phát dục xương cổ tay. Phương pháp này đơn giản chính xác. Tuy vậy cũng có nhược điểm là do sự khác biệt về nhân chủng mà tồn tại sự khác biệt nhất định, nên không dễ sử dụng cho những em phát dục không đều và cân bằng.

1.7.4.2. Đặc điểm Phim chuẩn G-P của nam và nữ thiếu niên nhi đồng 12 - 14 tuổi

Tiêu chuẩn tuổi xương của 2 nhà sinh học Greulic và Pyle thì ở tuổi 12 - 14 nam thiếu niên có các đặc điểm phát dục xương như sau:

11 tuổi 6 tháng: Mỏm trâm quay biến đổi rõ rệt các xương cổ tay phát triển to hơn, khoảng cách giữa các xương thu hẹp lại, diện khớp tiếp xúc với nền xương bàn tay và xương trụ, xương quay phát triển rõ, diện khớp xương thang và xương thuyền tiếp sát lại gần nhau.

12 tuổi 6 tháng: Các diện khớp xương cổ tay nhìn rõ hơn, khoảng cách giữa các xương nhỏ lại, mức độ biến đổi của hàng xương cổ tay rõ hơn xương hàng dưới. Nhìn rõ củ móc của xương móc, diện móc xương thuyền và xương thang sát lại gần nhau ở mặt mu, hình dạng nền xương ngón tay phù hợp với diện khớp xương thê phần thân và đầu xương của các xương bàn tay gần liền khớp với nhau, độ rộng thêm xương và đầu xương của đốt gần ngón 3, 4, 5 và đốt giữa ngón 2, 3 bằng nhau.

13 tuổi: Độ rộng của đầu xương quay và đầu xương đốt bàn tay 2, 3, 4, 5 so với thân xương tương ứng bằng nhau. Xương vừng ở mặt trong xương ngón tay thứ 1. Độ rộng đầu xương và thân xương đốt giữa ngón thứ 5 bằng nhau, chỏm xương đốt xa ngón tay 2, 3, 4, 5 hơi nhọn, đầu khớp với đốt xa hơi lõm.

13 tuổi 6 tháng: Đầu gần xương trụ và xương quay có hình dạng giống như phần gắn liền với thân xương tương ứng. Diện khớp xương quay với xương trụ bằng phẳng, xương thuyền dài ra, đầu xa bằng và to hơn, hình dạng của xương nguyệt và xương tháp cũng thay đổi. Diện khớp xương thang và xương bàn tay thứ nhất lõm hơn, diện khớp của xương thê nhỏ, độ rộng của thân xương và đầu ở các xương bàn tay bằng nhau. Thân và đầu xương của các xương ngón tay bắt đầu liền lại, các xương ngón cái, ngón 3, 4, 5 phát triển mạnh.

14 tuổi: Đầu xương của xương quay và các xương ngón thứ 2, 3, 4, 5 bắt đầu liền lại với thân xương tương ứng, đầu xương bàn tay thứ 2, 3, 4, 5 và thân xương hợp lại, sụn xương trở nên mạnh hơn, khoảng cách giữa thân và đầu xương không rõ rệt, lúc này bước sang giai đoạn cuối của quá trình liền lại của đầu và thân xương.

Theo Greulic và Pyle thì Phim chuẩnG-P của nữ thiếu niên lứa tuổi 12 - 14 có một số đặc điểm sau:

Tuổi 12: Đầu xương bao phủ thân xương quay, diện khớp với xương trụ bằng phẳng. Hình dạng đầu xương và thân xương trụ tương ứng với nhau, mỏm trầm trụ rõ hơn. Diện khớp giữa các xương hàng trên xương cổ tay được định hình. Diện khớp xương thang và xương bàn tay thứ 1 lõm sâu hơn.

13 tuổi: Tất cả hình dạng xương cổ tay đã gần giống với xương cổ tay của người trưởng thành, đầu xương bàn tay thứ nhất bao phủ thân xương. Nền

xương bàn thứ 2 bao phủ xương thê. Thân và đầu đốt xa ngón cái bắt đầu liền lại. Trừ xương trụ và xương quay sụn của các xương dài khác mỏng đi rõ rệt.

13 tuổi 6 tháng: Thân và đầu xương bàn tay thứ nhất bắt đầu liền lại, đầu và thân xương đốt gần ngón tay thứ 3, 4, 5 bắt đầu liền lại.

14 tuổi: sụn đầu xương trụ và xương quay mỏng hơn. Đầu và thân xương bàn tay thứ nhất hoàn toàn liền lại. Thân và đầu xương bàn tay thứ 2, 3, 4, 5 tiếp tục liền lại. Thân và đầu xương đốt gần ngón thứ 2, 3, 5 hoàn toàn liền lại, thân và đầu xương đốt giữa ngón thứ 2 chưa hoàn toàn liền lại. thân và đầu xương đốt giữa thứ 3, 4, 5 tiếp tục liền lại.

Khi sử dụng phương pháp đánh giá tuổi xương của cổ tay bàn tay với bộ phim tuổi xương tiêu chuẩn G-P còn cần chú ý khi kiểm tra tình trạng phát dục của xương có thể điền viết đánh giá vào bảng dưới đây (xem bảng 1.11).

Bảng 1.11. Bảng đánh giá tình hình phát dục xương bàn tay và cổ tay bằng phương pháp Phim chuẩn G-P

Tên xương Tuổi xương Tên xương Tuổi xương Tên xương Tuổi xương Tên xương Tuổi xương Đầu xương quay Xương nguyệt Đầu xương bàn 3 Đốt giữa ngón 3 Đầu xương trụ Xương thuyền Đầu xương bàn 5 Đốt giữa ngón 5 Xương cả Xương thang Đốt gần ngón 1 Đốt xa ngón 1 Xương móc Xương thê Đốt gần ngón 3 Đốt xa ngón 3 Xương tháp Đầu xương bàn 1 Đốt gần ngón 5 Đốt xa ngón 5

1.8. Điểm lược các công trình nghiên cứu về phát dục cơ thể và mối quan hệ của nó với trình độ thể lực của VĐV thể thao

Từ kết quả tổng hợp các tư liệu có liên quan trong và ngoài nước, đề tài đã xử lý và quy nạp các công trình đã nghiên cứu về phát dục cơ thể của thiếu niên nhi đồng, cũng như mối quan hệ của chúng với trình độ thể lực của con người thành các vấn đề sau:

1.8.1. Các công trình nghiên cứu cơ bản trong đánh giá mức độ phát dục của thiếu niên nhi đồng

Nổi bật có các công trình nghiên cứu của Marshall và Tanner về phương pháp tuổi xương để đánh giá mức độ phát dục của học sinh sinh viên Mỹ (1965) [41]. Kết quả các công trình nghiên cứu đánh giá mức độ phát dục cơ thể con người được phát triển sớm nhất ở Anh Quốc. Vào những năm 1936, 1937 nhà sinh học Todd đã có công trình đầu tiên nghiên cứu về dùng chụp phim ở xương của một số bộ phận cơ thể như xương bàn tay, cổ tay, xương vai, xương khớp, cổ chân, xương chậu … Chính nghiên cứu của ông đã đặt nền móng cho việc sử dụng phim X-quang xây dựng Phim chuẩn GP.

Kế tiếp đó là công trình nghiên cứu của Acheson (1954) nghiên cứu đánh giá tuổi xương của nhi đồng từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. Trong nghiên cứu này ông đã đem các biểu hiện thành thục của mỗi bộ phận ngón tay, cổ tay, xương quay và xương thước làm thành đơn vị độ thành thục (gọi là đơn vị độ thành thục NiuTin) mà lần đầu tiên đề xuất phương pháp ghi điểm tuổi xương. Trên cơ sở này Tanner và Whitehouse (1959), dựa trên tài liệu nghiên cứu theo dõi của Harpenden để xây dựng nên tiêu chuẩn đẳng cấp phát dục xương cổ tay, bàn tay xác định quyền trọng của các xương. Sử dụng phương pháp đem tổng phương sai, điểm đạt được của các xương và biến đổi nhỏ nhất để tính toán điểm đạt được của các đẳng cấp phát dục (hoàn toàn thành thục là 1000 điểm). Từ đó có thể chuyển đổi thành tuổi xương [40].

Tanner và cộng sự (1959) dùng phương pháp này đã thiết kế và xây dựng nên tiêu chuẩn đánh giá tuổi xương gọi là phương pháp TWI. Năm 1972 Tanner lại nghiên cứu sửa đổi TWI. Ông đã loại bỏ đẳng cấp cuối cùng của 7 xương khi đánh giá là xương quay, xương thước, xương hình đầu, xương 3 góc, xương nguyệt, xương đan và xương nhiều góc nhỏ để hình thành phương pháp TW II. Có người đã mạnh dạn loại bỏ toàn bộ xương cổ tay mà chỉ dùng xương quay, xương thước và xương đầu xa của các ngón tay để tiến hành ghi điểm đánh giá, gọi là phương pháp Rus của Marshall và Tanner đã đặt nền móng cho việc sử dụng phương pháp tuổi xương trong tuyển chọn thể thao cũng như giáo dục vệ sinh học đường của Mỹ.

Bungacova Jaxiorski (1983) cũng đã có các công trình nghiên cứu về đặc điểm phát dục của thiếu niên nhi đồng Nga và đề ra quan điểm tuyển chọn cần phải dựa vào tuổi sinh học [2].

Nổi bật là công trình nghiên cứu của Greulic và Pyle đã nghiên cứu xây dựng nên Phim chuẩn, được miêu tả bằng văn tự các đặc điểm của các Phim chuẩntuổi xương. Giúp cho việc đánh giá mức độ phát dục càng chính xác và có độ tin cậy cao hơn.

Lý Quản Trân (1979) đã dựa trên các tư liệu năm 1964 của Trung Quốc xây dựng nên tiêu chuẩn tuổi xương theo thang điểm 100, nguyên lý lấy tổng điểm thành thục là 100 điểm.

Kế đó là các công trình nghiên cứu Thẩm Hải Linh, Từ Cương (1993) đã đưa các công trình nghiên cứu của mình vào cuốn "Môn học tuổi xương". Trong cuốn sách này hai tác giả đã hệ thống phương pháp chụp xương bàn tay và cách đánh giá tuổi xương … và đưa môn học tuổi xương thành môn khoa học quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả tuyển chọn và huấn luyện thể thao [62].

Các nhà khoa học như: Giang Ngư, Vương Lịch, Hãm Quý Minh (1985), Trịnh Quế Lan, Vương Lực, Chu Thu Sâm (1994) đã đi sâu nghiên

cứu đánh giá trình độ phát dục của thiếu niên nhi đồng dựa trên sự phát triển tính trạng thứ 2 ở thiếu niên nhi đồng. Các công trình này đã khẳng định quá trình phát triển tinh hoàn của nam, lông âm hộ và vú của nữ thiếu niên có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát dục [60], [55].

Vương Kim Xán, Phong Phi Hổ, Bối Ân Bột, Khuất Kiến Hoa còn dựa vào sự phát triển của tinh hoàn và tính trạng thứ 2 để xây dựng bảng quy đổi tuổi xương thông qua tính trạng thứ 1 và thứ 2 [51], [59].

Một phần của tài liệu xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của vđv bơi 12-14 tuổi (Trang 44 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w