Khẩu nghiệp

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tôn giáo potx (Trang 31 - 33)

Là những nghiệp do miệng lưỡi thốt ra lời nói lành hay dữ.

+ Lời nói dữ gây đau khổ cho người thì tạo thành khẩu bất thiện nghiệp.

Có bốn đức tạo ra Khẩu thiện nghiệp: + Thực ngữ: lời nói chân thật.

+ Chánh ngữ: lời nói ngay thẳng.

+ Hiệp hòa ngữ: lời nói tạo hòa hiệp,vui vẻ. + Nhu thuận ngữ: lời nói mềm dẻo,thuận hòa.

Lời nói tạo Khẩu bất thiện nghiệp trong bốn trường hợp sau: + Vọng ngữ: nói láo để hại người lợi mình.

+ Ý ngữ: nói thô tục,nhơ bẩn.

+ Lưỡng thiệt: nói hai lưỡi,lời nói thâm độc gây thù hằn. +Ác khẩu: lời nói hung dữ, chửi rủa

3. Ý nghiệp

Là những nghiệp tạo ra do ý kiến hay tư tưởng của mình. Những tư tưởng mới phát khởi trong đầu óc đã tạo thành Ý nghiệp chứ không phải đợi đến khi nó phát triển ra ngoài.Các Ý nghiệp này còn tiềm ẩn bên trong. Khi cái Thân và cái Khẩu hưởng ứng theo cái Ý thì sẽ tạo thành cái nghiệp trọn vẹn.

Muốn có ý nghiệp thiện phải suy nghĩ điều chân chính, quên điều dữ, nhớ điều lành, suy nghĩ đến những lợi ích cho Đạo.

Tư tưởng của con người được xem là hành động vô hình nên những tư tưởng ác độc tạo thành Ý bất thiện nghiệp.

Tham-Sân-Si là ba nguyên nhân chính gây thành tư tưởng ác độc

Câu 43. Nêu những nội dung chính của giáo lý Tứ vô lượng tâm trong đạo Phật

Câu 44. Nêu những nội dung chính của giáo lý Lục ba la mật trong đạo Phật

Đạo phật là một trong những tôn giáo có nhiều tín đồ theo, xung quanh nó có rất nhiều giáo lí để truyền dạy cho các phật tử trong đó có lục độ hay còn gọi là lục Ba-la-mật.

Lục độ Ba-la-mật gồm sáu phương tiện: +Bố thí + Trì giới + Nhẫn nhục + Tinh tấn + Thiền định + Trí tuệ. 1. Bố thí Ba-la-mật

“Bố thí” là cung khắp, thí là cho là trao tặng, “bố thí” là cùng khắp cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi là sự chia sẻ, ban cho mang lại lợi ích và hạnh phúc cho con người.

Bố thí gồm có ba loại sau đây: - Tài thí.

- Pháp thí.

- Vô úy thí

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tôn giáo potx (Trang 31 - 33)