CẦU NỐI (BRIDGE).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về mạng cục bộ lan (Trang 52 - 55)

Cũng như Repeater, Bridge cho phép mở rộng phạm vi của mạng kết nối hai hệ thống mạng riêng biệt thành một mạng cục bộ. Tuy nhiên Bridge hoạt động mền dẻo hơn nhiều so với Repeater. Repeater chuyển đi tất cả các gói dữ liệu nhận được, nhưng Bridge thì lại khác, Bridge chọn lọc và chỉ chuyển đi các tín hiệu có đích là một trạm ở mạng khác.

Bridge thực hiện được chức năng này vì mỗi thiết bị trong mạng đều có một địa chỉ duy nhất và mỗi Pachet đều có địa chỉ đích đặt ở phần Header. Quá trình làm việc của Bridge như sau: (hình 4.3).

   Node = B Node = A LAN - Side 1 Node = B Node = B Node = A LAN - Side 2 Node = A N od e = B N od e = A

Hình 4.3; phân chia tín hiệu trong mạng LAN với Bridge

1. Bridge nhận gói cả 2 mạng con (Side 1và Side 2) trên LAN A. 2. Bridge kiểm tra địa chỉ đích dựa vào bảng địa chỉ trên Bridge tức là nó học từ phân biệt các gói tin dựa vào bảng địa chỉ trên Bridge. Tức là nó học từ phân biệt các gói tin trên thiết bioj nào của mạng và các gói tin trên thiết bị nào của mạng B.

3. Các gói tin trên Side 1 mà có địa chỉ đích trên Side 1 và các gói tin trên Side 2 mà có địa chỉ trên Side 2 thì không qua Bridge để tới Side khác, những Packet này có thể gửi được tới đích không cần sự hỗ trợ của Bridge.

4. Các gói tin trên Sile 1 mà có địa chỉ đích trên Side 2 sẽ được gửi tới Side 2, tương tự các gói tin trên Side 2 mà có địa đích trên Side 1 sẽ được gửi đến Side 1.

Bridge hoạt động và thực hiện hầu hết các công việc trong tầng con MAC của tầng liên kết dữ liệu (Data link layer) trong mô hình OSI. Nó kiểm tra tiêu đề Media Access contrrol (MAC) của mỗi gói dữ liệu. Địa chỉ MAC tương ứng với địa chỉ tầng con 2 và cho hiển thị địa chỉ vật lý của trạm. Mỗi địa chỉ MAC của trạm đích là duy nhất. Cầu nối hoạt động dựa trên địa chỉ MAC.

Không giống như bộ chuyển tiếp, cầu nối thực sự hiểu nội dung thông tin góc dữ liệu. Những cổng của cầu nối có địa chỉ MAC duy nhất. Một cầu nối chỉ hiệu được gói dữ liệu tới tớp liên kết dữ liệu và có thể mã hoá nó tới cấp này. Cầu nối cách ly cơ chế truy nhập phương tiện truyền của các mạng LAN được kết nối, nó có khả năng chọn lựa những gói dữ liệu nào được đi qua, vì vậy các xung đột trong mạng CSMA/CD không được đi qua cầu nối, giải quyÕt được vấn đề xung đột, tắc nghẽn trong lưu thông.

Bridge có hai dạng:

* Bridge trong suốt (Transparent Bridge) hay còn gọi là Learning Bridge. Sở dĩ như thế là vì Bridge kiều này trong suốt đối với các thiết bị gửi Packet. Tại cùng một thời ddiemer, Bridge sẽ biết được những thiết bị nào có trong mỗi mạng con, bởi Bridge có khả năng đọc được các thông tin Data link trên mỗi Packet khi đi qua mạng.

Bằng các đọc địa chỉ MAC của trạm nguồn, Bridge sẽ xây dựng được bảng danh sách các thiết bị có trên từng mạng con của mạng Ethernet dùng learning Bridge.

* Một dạng Bridge khác đó là cầu nối định tuyến nguồn (Source Routing Bridge), dạng này dùng trong mạng Tokenring. Source Routing Bridge độc các thông tin trên Pachet do thiết bị gửi gắn vào. Những thông tin này sẽ xác định việc chọn đường tới đích trên mạng. Source Routing Bridge phân tích những thông tin này để xác định xem có luồng dữ liệu nào sẽ phải chuyển qua Bridge.

Bridge còn có thêm một số chức năng khác.

* Bridge cho phép chia một mạng thành các Segment (đoạn) nhỏ. Nếu mạng được thiết kế sao cho hầu hết csac Packet được chuyển đi mà không cần qua Bridge thì sẽ giảm được lưu lượng trên từng mạng con.

* Bridge còn có khả năng mở rộng phạm vi mạng. Mặc dù các Segment riêng biệt bị giới hạn về độ dài những Bridge cho phép kéo dài khoảng cách giữa các Segment cũng như phạm vi toàn mạng.

* Bridge còn được dùng để kết nối các Segment của LAN xa nhau qua Modem. Trong trường hợp này, Bridge có nhiệm vụ lọc các tín hiệu không cần thiết qua Modem.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về mạng cục bộ lan (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w