Giới thiệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VỀ MỨC BAO PHỦ CỦA KIỂM THỬ ppt (Trang 33)

Trong nhiều chương trình có nhiều hàm có vô số giá trị đầu vào do đó việc kiểm tra từng giá trị là vô cùng khó khăn, không khả thi. Nhưng trong vô vàn giá trị đầu vào đó ta nên chọn giá trị nào là tốt nhất cho kiểm tra ? Lấy bao nhiêu giá trị kiểm tra là đủ ?...Một kỹ thuật được đề xuất phục vụ cho việc lựa chọn giá trị kiểm tra đó là kỹ thuật phân hoạch tương đương (equivalence partitioning) và phân tích giá trị điểm biên (boundary value analysis), với kỹ thuật này giúp ta giảm đáng kể số ca kiểm thủ cần thực hiện.

Phân tích giá trị điểm biên là một kỹ thuật phổ biến và quan trọng nhất trong việc thiết kế các ca kiểm thử. Nếu như đo bao phủ code là một kỹ thuật trong kiểm thử hộp trắng thì phân tích giá trị điểm biên lại là một kỹ thuật kiểm thử hộp đen. Trong kiểm thử hộp đen, các ca kiểm thử không tập trung vào cấu trúc thực bên trong logic chương trình mà nó được lựa chọn dựa trên các chức năng mong muốn có trong sản phẩm như trong tài liệu yêu cầu đã mô tả. Chúng ta kiểm tra chương trình có làm việc chính xác hay không trong một vài trường hợp đặc biệt, các trường hợp đặc biệt thường là các giá trị biên hoặc các giá trị vô cùng của biến đầu vào. Thông thường các lỗi chương trình thường hay xảy ra ở giá trị biên. Phân tích giá trị biên thường được kết hợp với phân hoạch tương đương (equivalence partitioning). Phân hoạch tương đương và phân tích giá trị biên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn đi liền với nhau, đôi khi thật khó để phân biệt các ca kiểm thử được tạo bởi hai kỹ thuật này. Nói chung giá trị biên được nhận dạng là giá trị viền của các lớp phân hoạch tương đương. Để hiểu được giá trị biên trước hết ta đi tìm hiều về phân hoạch tương đương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VỀ MỨC BAO PHỦ CỦA KIỂM THỬ ppt (Trang 33)