Kết quả thao tác các chức năng giữa người dùng và chương trình như sau

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VỀ MỨC BAO PHỦ CỦA KIỂM THỬ ppt (Trang 51 - 57)

Giao diện yêu cầu nhập tên file cần đọc

Hình 33: Giao diện yêu cầu nhập tên file cần đọc

Nhập vào một file không phải là định dạng *.java, hệ thống sẽ xuất ra thông báo “This is not a java file” đây không phải là một file java.

Hình 34: Nhập tên file không đúng định dạng *.java

Nhập vào một tên file đúng để đọc, chúng tôi thử nghiệm bằng cách đọc file “TestFile.java”.

Hình 35: Nhập vào một tên file đúng để đọc

Nội dung bên trong của file đã sử dụng (file TestFile.java) như sau

Sau khi nhập vào tên file cần đọc, hệ thống sẽ yêu cầu nhập vào một tên file để lưu toàn bộ câu lệnh điều khiển của file cần đọc. Kết quả sau khi tìm kiếm câu lệnh điều khiển như sau

Hình 37: Kết quả tìm kiếm câu lệnh điều khiển

Mở file ghi câu lệnh điều khiển, nội dung file như sau

Sau khi tìm kiếm câu lệnh điều khiển, hệ thống sẽ hỏi người dùng có muốn tiếp tục thao tác. Để tiếp tục thao tác người dùng phải nhập vào “Yes”. Có ba lựa chọn cho người dùng, nhập vào “if” để thao tác với câu lệnh if, nhập vào “while” để thao tác với câu lệnh while, nhập vào “for” để thao tác với câu lệnh for. Nhập vào tên file để lưu toàn bộ lệnh điều khiển đã chọn. Sau đó người dùng phải nhập vào một số nguyên để chọn câu lệnh cần thao tác. Ví dụ khi muốn thao tác với câu lệnh if số “2” thì sẽ phải nhập vào “2”. Kết quả khi người dùng tiếp tục muốn thao tác với câu lệnh if.

Hình 39 : Kết quả khi người dùng muốn thao tác với câu lệnh if

Trong tương tác trên, người dùng đã chọn câu lệnh điều khiển if để thao tác, dùng file “if_save.txt” để lưu toàn bộ câu lệnh if trong đó. Nhập vào số nguyên “2” để thao tác với câu lệnh if số 2. Hệ thống xuất ra nội dung của câu lệnh là “if(a>b)”. Giá trị biên được chỉ ra ở đây là “b”.

Các thao tác cũng làm tương tự như câu lệnh if khi người dùng muốn thao tác trên lệnh while. Kết quả khi người dùng tiếp tục muốn thao tác với câu lệnh while như sau.

Hình 40 : Kết quả khi người dùng muốn thao tác với câu lệnh while

Trong tương tác trên người dùng chọn tương tác với câu lệnh “while”, dùng file “while_save.txt” để lưu toàn bộ câu lệnh while, nhập vào số nguyên “3” để thao tác với câu lệnh while số 3. Nội dung của câu lệnh while này là “while(a>b)”. Giá gị biên được chỉ ra ở đây là “b”.

Các thao tác cũng làm tương tự như câu lệnh if khi người dùng muốn thao tác trên lệnh for. Kết quả khi người dùng tiếp tục muốn thao tác với câu lệnh for

Hình 41 : Kết quả khi người dùng muốn thao tác với câu lệnh for

Trong tương tác trên, người dùng chọn tương tác với câu lệnh “for”, dùng file “for_save.txt” để lưu toàn bộ câu lệnh for, nhập vào số nguyên “2” để thao tác với câu lệnh for số 2. Nội dung của câu lệnh for này là “for(int i=0;a>121313;i++)”. Giá trị biên được chỉ ra ở đây là “121313”.

6.3 Kết luận

Như vậy chúng tôi đã cài đặt thành công chương trình tìm kiếm toàn bộ câu lệnh điểu khiển trong một file java bất kỳ. Xuất ra được giá trị biên trong các biểu thức đánh giá của dải giá trị đầu vào. Danh sách những câu lệnh điều khiển này sẽ được dùng vào mục đích tạo ra các ca kiểm thử nhằm đặt tới mục tiêu thiết kế các ca kiểm thử đủ tốt để bao phủ tối đa mã nguồn. Chỉ ra giá trị biên giúp cho người kiểm tra đề xuất các giá trị kiểm tra baseline và robust.

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN KHOÁ LUẬN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VỀ MỨC BAO PHỦ CỦA KIỂM THỬ ppt (Trang 51 - 57)