chấp thương mại tại Việt Nam hiện nay
1.10 Nội dung các tranh chấp thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp
Mấy năm trở lại đây, do những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên các tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Theo đánh giá của TANDTC, trong thời gian qua, toàn ngành đã thụ lý, giải quyết gần 200.000 các việc dân sự4. Một trong số những việc đó là những tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại. Có thể nói, đó là một con số không nhỏ, phản ánh một thực tế về sự gia tăng của các tranh chấp kinh tế cũng như những loại án đặc thù, mới phát sinh mà để giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các bên là một công việc không phải đơn giản.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đã chuyển sang mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tế không những đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế, mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty.
Theo quy định tại điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp thương mại rất đa dạng ,phức tạp và chồng chéo, không chỉ đơn thuần nằm trong giới hạn của Bộ luật dân sự hay luật thương mại mà còn liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp này, nhất là khi lựa chọn hình thức Toà án đã dẫn đến không ít khó khăn, lúng túng cho các bên mà còn cho Toà án thụ lý
Sự chồng chéo và thiếu tính nhất quán đó ắt phải dẫn đến một hậu quả, đó là đưa ra những phán quyết thiếu khách quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Để việc áp dụng pháp luật được đúng và thống nhất, Tòa Kinh tế - TANDTC đã đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn theo hướng: Khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại mà tranh chấp đó vừa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật dân sự, vừa được điều chỉnh
bởi quy định của Luật chuyên ngành thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành để giải quyết.
Nếu Luật chuyên ngành không có quy định thì mới áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Chỉ có như thế, việc giải quyết mới trở nên đơn giản, dễ dàng áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật và đưa ra những quyết định sáng suốt, công bằng.
1.11 Lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và thương mại1.11.1 Hoạt động hoà giải còn thiếu tính chuyên nghiệp 1.11.1 Hoạt động hoà giải còn thiếu tính chuyên nghiệp
Rõ ràng, dù hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại được đánh giá là có nhiều ưu điểm về thời gian giải quyết ngắn, chi phí tương đối thấp, thủ tục đơn giản và giữ được hòa khí của các bên tranh chấp song thực tế, pháp luật lại thiếu những qui định công nhận pháp lý chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại, không có thiết chế bắt buộc thực hiện kết quả hòa giải... Điều đó khiến hoạt động hòa giải tranh chấp thương mại ở nước ta thiếu đi tính chuyên nghiệp và qui định hòa giải (như một biện pháp giải quyết tranh chấp) vẫn luôn “vắng bóng” trong các hợp đồng giao thương giữa các DN trong nước với nhau và giữa DN trong nước với DN nước ngoài.
Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) đang tiến hành Dự án điều tra cơ bản “Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của DN Việt Nam và vai trò của các thiết
chế tư pháp, bổ trợ tư pháp” nhằm cung cấp những căn cứ thực tiễn để hoàn thiện cơ chế pháp lý
về giải quyết tranh chấp thương mại và áp dụng đối với các thiết chế tư pháp và bổ trợ tư pháp. Trong số 367 DN Việt Nam (tại Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, TP.HCM, Kiến Giang) đã gặp tranh chấp thương mại quốc tế có 100 DN từng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải (tỷ lệ 26,9%) - cao hơn so với số DN chọn phương thức trọng tài và tòa án.5
• Nguyên nhân
Nguyên nhân trước tiên đó là do pháp luật không có quy định cụ thể hướng dẫn về hoạt động hoà giải trong tranh chấp thương mại. Có thể thấy hệ thống pháp luật về hòa giải hiện hành chủ yếu điều chỉnh hoạt động hòa giải trong tố tụng và hòa giải các tranh chấp, bất đồng dân sự ở cơ sở, đời sống cộng đồng. Riêng hòa giải với tính chất là một biện pháp giải quyết tranh chấp 5Nguồn: Số liệu điều tra qua phiếu hỏi của của nhóm thư ký Dự án điều tra cơ bản “Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của DN Việt Nam và vai trò của các thiết chế tư pháp, bổ trợ tư pháp
thương mại ngoài tố tụng là một khái niệm mới được ghi nhận tại khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại 2005. Nhưng tất cả chỉ vẻn vẹn qui định, “hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải” là hình thức giải quyết tranh
chấp, mà không có văn bản hướng dẫn cụ thể khi hòa giải phải làm theo qui trình, thủ tục nào, nội dung và hiệu lực của phương thức giải quyết tranh chấp này ra sao.
Chỉ duy nhất Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC) đặt cạnh Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là hiện thức hóa qui định tại khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại thành Qui tắc hòa giải của VIAC (20 điều, có hiệu lực từ 10/9/2007). Nhưng cũng chỉ là bộ qui tắc “nội bộ”, áp dụng cho các DN có nhu cầu đề nghị VIAC làm trung gian hòa giải.
Điều đó khiến hoạt động hòa giải tranh chấp thương mại ở nước ta thiếu đi tính chuyên nghiệp và qui định hòa giải (như một biện pháp giải quyết tranh chấp) vẫn luôn “vắng bóng” trong các hợp đồng giao thương giữa các DN trong nước với nhau và giữa DN trong nước với DN nước ngoài.
Một nguyên nhân khác đó chính là văn hoá hoà giải trong cạnh tranh kinh doanh còn chưa cao. Người ta thường ví " thương trường như chiến trường". Đó chính là cuộc chơi khi các nhà đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường. Có cạnh tranh xã hội mới phát triển, nhưng không thể cạnh tranh theo lối ở chiến trường nghĩa là tìm cách tiêu diệt đối phương đền khi không thể đứng dậy..Văn hóa cạnh tranh là ai có sức thì cứ chạy, ai chạy nhanh thì chiến thắng. Và người bị thua phải biết tôn trọng sự chiến thắng của người khác, giống như khi ta chiến thắng thì cũng được người khác chấp nhận như vậy. Cạnh tranh lành mạnh đó cũng là tiền đề để chúng ta hòa giải khi gặp phải những bât đồng nào đó.
1.11.2 .Trọng tài - một phương thức giải quyết tranh chấp ưu việt
Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế,
thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ6 . Tính trung bình mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0, 25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xử trên 50 vụ một năm.
Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được 80.773 vụ. Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao. Những con số này ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống Toà án7.
Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài vẫn tiếp tục được xét xử chủ yếu bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC (599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ)8.
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp kinh tế được thực hiện bằng một trong hai con đường: Một là, giải quyết tại Toà án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; Hai là, giải quyết bằng trọng tài theo quy định của Luật trọng tài năm 2010.
Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh Nước CHXHCN Việt Nam quyết định đưa vụ tranh chấp ra xét xử theo trình tự tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Quá trình tố tụng như vậy, đương nhiên là phải chặt chẽ, với nhiều thủ tục tố tụng rườm rà, thời gian kéo dài; xét xử công khai; án được tuyên không tuỳ thuộc ý chí các bên mà là kết quả nghị án của Hội đồng xét xử; án đã tuyên dù có quyền kháng cáo, nhưng “gỡ” được không phải dễ.
Trong khi đó, trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, chỉ nhận giải quyết các vụ tranh chấp khi các bên có thoả thuận bằng văn bản về việc chọn trọng tài. Quá trình giải quyết, được thực hiện theo nguyên tắc “phân xử trọng tài” phù hợp với quy định trong Luật trọng tài thương mại thương mại và quy chế của Tổ chức trọng tài mà các bên đã lựa chọn.
Như vậy, có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp ngoài con đường Toà án như thương lượng, trung gian, hoà giải... nhưng so với các phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án thì việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có một số ưu điểm như sau: