Đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại xã hồng quảng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA TRẺ EM KHUYẾ TẬT TẠI XÃ HỒNG QUẢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA

2.3.2.Đời sống tinh thần

Trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt về mặt tinh thần bởi trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Mọi sự đầu tư cho trẻ em đều hết sức cần thiết.

Trẻ em ở xã Hồng Quảng, đặc biệt là trẻ em khuyết tật đang ngày càng được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.

Về vui chơi, giải trí: Hoạt động vui chơi giải trí cho các em đã được tổ chức nhưng chưa nhiều. Bởi Hồng Quảng là xã miền núi nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho vui chơi của các em đang là vấn đề khó khăn. Các khu vui chơi, công viên ở nơi đây rất hiếm. Vì thế các em chủ yếu chơi ở nhà, với các trò chơi dân gian truyền thống hoặc được người thân đưa đi dạo… Hằng năm đến các ngày lễ, tết, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/06 các em được tham gia các trò chơi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, được tặng quà… Tiêu biểu như em Lê Thị Xuyên, mặc đang bị căn bệnh nguy hiểm nhưng tinh thần em luôn lạc quan. Em là một tài năng văn nghệ của thôn và của xã, thường xuyên tham gia vào các hoạt động, các phong trào mà nhà trường, thôn xã phát động một cách tích cực.

Về tình cảm: Hầu hết các em được mọi người yêu thương, đối xử bình đẳng như người khác. Gia đình các em đều chăm sóc, tạo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các em. Nhưng vẫn có một vài em bị mọi người xa lánh hoặc đối xử lạnh nhạt làm cho các em thêm mặc cảm, tự ti. Ví dụ như em Lê Thị Lẻ, em bị thoát vị bẹn, không đi lại được. Em luôn cảm thấy tự ti xấu hổ với bạn bè, ngịa tiếp xúc với mọi người.

Em Lẻ ít giao lưu chơi đùa với bạn bè lắm, nó xấu hỗ với mọi người, mỗi khi được đưa đi ra khỏi nhà là nó lại đòi về ngay. Bị bạn bè trêu chọc, bị bệnh nên nó phải nghỉ học nhìn bạn bè nó tủi thân lắm.Thương con nhiều lắm.

( Trích phỏng vấn sâu Chị Lê Thị Lộc mẹ em Lẻ)

Về việc tiếp cận các dịch vụ: Trẻ em khuyết tật ở xã Hồng Quảng đều được tiếp cận các dịch vụ xã hội từ Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương như những người khác nhằm tạo cơ hội cho các em có sự phát triển bình thường và toàn diện.

Đời sống vật chất và tinh thần của các em gặp rất nhiều khó khăn. Đa số các gia đình có người khuyết tật đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thu nhập rất thấp. Do điều kiện xã hội chưa cho phép nên việc giao lưu, gặp gỡ cho người khuyết tật dường như chưa có nên đa số trẻ khuyết tật luôn sống trong tự ti, mặc cảm. Không

được tiếp cận với bạn bè, không được đi học... Đây là một thiệt thòi lớn cho bản thân trẻ khuyết tật. Phần lớn trẻ em khuyết tật trên địa bàn xã đang theo học ở các trường mầm non và tiểu họ

Bên cạnh đó thì tình trạng sức khỏe của trẻ khuyết tật cũng không được đảm bảo, họ không có khả năng lao động, việc sinh hoạt hàng ngày cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là mỗi lần động trời trở gió, thời tiết thay đổi thì những cơn đau lại hoành hành họ. Đặc biệt là đa số trẻ em khuyết tật ở đây là bị tim bẩm sinh, nên chi phí điều trị, thuốc thang cho các em rất lớn, một số em cần phải kịp thời mổ thay tim, đây là căn bệnh quái ác có thể cướp đi mạng sống của các em bất cứ lúc nào. Hàng tháng gia đình phải đưa đi khám và xin thuốc, có nhiều gia đình do chưa có bảo hiểm nên việc khám và mua thuốc tốn rất nhiều tiền. Gia đình đã khó khăn nay phải gánh thêm tiền thuốc thang, càng thêm túng quẫn, có nhiều gia đình không có tiền mua thuốc phải nhắm mắt ngồi nhìn con kêu la vì đau đớn.

Một phần của tài liệu công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại xã hồng quảng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)