Đánh giá về tranh chấp.

Một phần của tài liệu arunachal pradesh trong tranh chấp lãnh thổ giữa trung quốc và ấn độ từ sau 1949 đến nay (Trang 41 - 45)

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng trở nên căng thẳng, những vùng biên giới do các nước thực dân ấn định trở thành đầu mối cho những xung đột dẫn đến nguy cơ chiến tranh cho tới ngày nay và tình hình càng trở nên căng thẳng và có nguy cơ bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào, nó đe dọa và tiềm ản mối nguy cơ ảnh hưởng đến quan hệ của hai nước. Kể từ cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi năm 1962, quan hệ Trung-Ấn chưa bao giờ lặng sóng gió. Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với khoảng 90.000km2 ở khu vực bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, còn New Delhi cáo buộc Bắc Kinh chiếm 38.000km2 lãnh thổ trên cao nguyên Himalaya.

Quan hệ giữa hai cường quốc mới nổi luôn căng thẳng với những vụ đột nhập, va chạm dọc biên giới và hàng loạt cuộc đàm phán đổ vỡ. Trung Quốc vẫn thường lên tiếng phản đối mỗi khi quan chức Ấn Độ từ New Delhi công cán tới Arunachal Pradesh.

Quan hệ giữa hai cường quốc mới nổi luôn căng thẳng với những vụ đột nhập, va chạm dọc biên giới và hàng loạt cuộc đàm phán đổ vỡ. Trung Quốc vẫn thường lên tiếng phản đối mỗi khi quan chức Ấn Độ từ New Delhi công cán tới Arunachal Pradesh.

Tranh chấp về Arunachal Pradesh ngày càng căng thẳng với lập trường xuyên suốt của hai bên, gây nên cuộc chiến tranh biên giới, đẩy quan hệ của hai nước vào thời kỳ khó khăn và rạn nứt.

Không chỉ với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, Trung Quốc phát hành bản đồ khổ dọc trong đó cho thấy rõ ngoài phần lục địa của Trung

Quốc, phạm vi mà nước này gọi là "chủ quyền" của mình còn mở rộng ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines theo hình lưỡi bò, ôm trọn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Trung Quốc với chiến lược “trỗi dậy hòa bình” đã và đang trở thành một cực trong thế giới đa cực hiện nay. Tuy nhiên, với tham vọng bành trướng lãnh thổ trải qua hàng nghìn năm, giới cầm quyền Trung Quốc luôn luôn tiến hành các hoạt động gây hấn với các nước láng giềng với mưu đồ nhằm mở rộng lãnh thổ của họ đồng thời tạo ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia thì đã và đang tranh chấp lãnh thổ với cả 14 quốc trong đó có Ấn Độ

Vào ngày 20/10/1962, một cuộc tấn công ào ạt từ nhiều mũi của quân đội Trung Quốc phá tan sự tĩnh lặng của vùng núi Himalaya, lấn át lực lượng quốc phòng Ấn Độ khi đó không có sự chuẩn bị và vũ trang kém, khiến các binh sĩ Ấn Độ bỏ chạy tán loạn. Trong vòng vài ngày, Trung Quốc đã kiểm soát cao nguyên Aksai thuộc Kashmir về phía tây và về phía đông tiến tới gần vùng đất trồng chè quan trọng của Ấn Độ ở Assam.

Những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang bùng nổ: kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỷ USD mỗi năm và dự kiến sẽ đạt tới mức 100 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.

Nhưng bất chấp các vòng đàm phán được thực hiện, hai quốc gia vẫn chưa giải quyết được cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ về đường biên giới dài 2.100 dặm (3.200km). Khu vực biên giới này vẫn là vùng lãnh thổ được quân sự hóa dày đặc nhất trên thế giới, một vùng biên giới núi non đứt gãy hiểm trở mà đến nay vẫn khơi dậy căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi.

Tâm điểm của mâu thuẫn giữa hai bên là đường ranh giới McMahon, một đường ranh giới không chính xác được các quan chức về thuộc địa của Anh và đại diện của nhà nước Tây Tạng vẽ ra vào năm 1914. Tất nhiên Trung Quốc từ chối công nhận đường ranh giới này và vẫn lấy cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của mình là các bản đồ và bản đồ địa lý của triều đại nhà

Thanh đã suy tàn từ lâu, thời kỳ mà các hoàng đế kiểm soát lỏng lẻo chủ quyền cao nguyên Tây Tạng.

Biên giới Trung - Ấn có thể “yên ắng” nhưng căng thẳng đã bắt đầu trỗi dậy trong những năm vừa qua. Trung Quốc tái khẳng định tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ bang Arunachal Pradesh phía đông bắc Ấn Độ mà Trung Quốc đã chiếm được trong năm 1962 và gọi vùng đất này là “Nam Tây Tạng”. Trong khi đó, Ấn Độ đang dần tăng cường điều động quân đội đến vùng đông bắc đã bị bỏ từ lâu và căng thẳng hiện nay vẫn chưa có điểm dừng.

Hiện nay khi mà thế giới thay đổi nhanh chóng, hợp tác trở thành xu thế chiến lược đòi hỏi hai nước nỗ lực để giải giải quyết các vấn đề tranh chấp cũng như phát triển quan hệ thương mại song phương của họ hứa hẹn sẽ trở thành công cụ mạnh nhất để giải quyết những khó khăn chính trị của và tạo điều kiện cho sự tiến bộ trong quan hệ đối tác chiến lược của họ cho tương lai. Hợp tác kinh tế Trung Quốc-Ấn Độ này vẫn còn là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công của nền chính trị khu vực và toàn cầu .

Một phần của tài liệu arunachal pradesh trong tranh chấp lãnh thổ giữa trung quốc và ấn độ từ sau 1949 đến nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w