Arunachal Pradesh trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Một phần của tài liệu arunachal pradesh trong tranh chấp lãnh thổ giữa trung quốc và ấn độ từ sau 1949 đến nay (Trang 31 - 38)

ARUNACHAL PRADESH TRONG TRANH CHẤP LÃNH THỔ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

2.2.3. Arunachal Pradesh trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Trung Quốc và Ấn Độ

Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại coi là thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại. Trong những thế kỷ trước Trung Quốc và Ấn Độ rất ít quan hệ vì địa lý cản trở. Khi hai nước giành độc lập và thoát khỏi ách ngoại bang vào cùng thời điểm, những đường biên giới do các nước thực dân ấn định trở thành đầu mối cho những xung đột có khi dẫn đến chiến tranh. Bản tuyên ngôn độc lập năm 1947 cũng chia cắt lãnh thổ Ấn Độ thành hai nước Pakistan và Liên bang Ấn Độ. Một sự phân chia đẫm máu: từ 300,000 đến 500,000 người bị thảm sát trong các cuộc chém giết lẫn nhau của hai cộng đồng hồi giáo và ấn độ giáo, và từ 10 đến 15 triệu người di cư từ vùng này sang vùng kia. Sự chia cắt đất nước và ba cuộc Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan tiếp nối nhau (1947-1948, 1965, 1971) để giành giựt vùng Kashmir vẫn là vết thương nhức nhối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Ấn Độ. Việc Trung Quốc ngay từ đầu và cho đến ngày nay luôn là đồng minh đắc lực của Pakistan chỉ có thể thêm một ung nhọt cho quan hệ đã căng thẳng giữa hai nước. Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng Pakistan để cảnh báo Ấn Độ ngay cả những lúc hai bên vui vẻ với nhau nhất: ngay sau khi viếng thăm Ấn Độ tháng 11 năm 2006, chủ tịch Hồ Cẩm Đào bay sang Pakistan, như để nhắc lại một trong những điểm bất di bất dịch của đường lối ngoại giao mình. Chính sách "tay đấm tay xoa" này cũng thể hiện qua việc đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Yuxi, chỉ một tuần trước khi

ông Hồ Cẩm Đào sang, tuyên bố: "Quan điểm của chúng tôi là toàn bộ tiểu bang Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi đòi lại tất cả." Khiến cho bộ trưởng ngoại giao Ấn ĐộPranab Mukherjee phải đối đáp lại “ Arunachal Pradesh là một bộ phận của Ấn Độ”.

Trung Quốc cho rằng cở sở pháp lý cho những đòi hỏi chủ quyền này là vùng này trước đây thuộc phần quản lý của Tây Tạng, hiện Tây Tạng đã trực thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, do đó Arunachal Pradesh phải được trả về cho họ.

Trung Quốc cũng đòi lại một khu vực rộng khoảng 82,000km² ở Đông Bắc Ấn Độ hiện là tiểu bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc thường gọi là Zangnan (Tạng Nam). Arunachal Pradesh có hơn 1 triệu dân, đại đa số gốc Tây Tạng, Miến Điện và người Thái, chỉ khoảng 15% là di dân từ các vùng khác của Ấn Độ, đặc biệt là hai tiểu bang lân cận Assam và Nagaland. Tại hội nghị Simla năm 1913-1914, thống đốc Anh Sir Henry McMahon ấn định biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng theo một đường ranh giới mệnh danh là "đường McMahon" (McMahon Line) nhằm nới rộng vùng kiểm soát của Anh và tạo ra một số vùng đệm. Các đại diện Anh và Tây Tạng tại hội nghị thông qua đường ranh giới này nhưng Trung Quốc chối từ ký hiệp định vì khẳng định Tây Tạng thuộc chủ quyền của mình và đường McMahon vô giá trị. Năm 1950, thấy Trung Quốc sửa soạn chiếm Tây Tạng, Ấn Độ đơn phương tuyên bố về Arunachal Pradesh và ấn định theo McMahon tuy nhiên Trung Quốc phản đối. Trong hơn 10 năm sau đó, vấn đề lắng dịu nhờ không khí hoà hoãn giữa hai nước, nhưng bùng lên trở lại với cuộc chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962. Trung Quốc kéo quân sang chiếm đa số khu vực nhưng sau khi tuyên bố chiến thắng, rút trở lại sau đường McMahon.

Vấn đề tranh chấp vẫn tiếp diễn căng thẳng từ sau chiến tranh biên giới Trung- Ấn. Sau khi kết thúc chiến tranh thì bản đồ vùng tranh chấp thay đổi, cụ thể là Aksai Chin đã thuộc Trung Quốc quản lý, ngược lại Arunachal

Pradesh thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ. Tình hình đó dẫn đến việc tranh chấp Arunachal Pradesh tiếp tục căng thẳng cho tới hiện nay.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều cho rằng đối phương đang cố tình kiểm soát vùng biên giới rồi nhiều vùng đất khác của mình. Chính vì thế hai bên luôn tranh chấp để đòi quyền lợi thậm chí còn kéo dài hang chục năm.

Phía Trung Quốc khẳng định quan điểm lập trường của mình không thể chấp nhận sự ấn định các vùng biên giới và các vùng giáp danh do thực dân để lại, chính vì vậy Trung Quốc tuyên bố nó là chủ quyên của mình và dùng mọi biện pháp đề giành lại

Phía Ấn Độ đưa ra quan điểm của mình rằng Trung Quốc đang cố tình chiếm đóng những vùng dất thuộc chủ quyền của mình chính vì vậy hai bên luôn tranh chấp khu vực biên giới và khiến cho tình hình càng trở nên căng thẳng hơn.

Cụ thể năm 1826, người Anh thực hiện kiểm soát của họ ở Assam sau khi hiệp ước Yandaboo kết thúc vào ngày 24 tháng 2 1826. Trước năm 1962, Arunachal được thường được gọi là Bắc Biên giới Đông và đã hiến một phần của Assam.Nó được quản lý bởi Bộ Ngoại giao cho đến năm 1965 và sau đó được Bộ Nội vụ thông qua Thống đốc bang Assam. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều triển khai lực lượng quân sự ở vùng tranh chấp này. Như vậy Arunachal Pradesh là vấn đề tranh chấp, xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay. Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước. Sau khi Trung quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, Arunachal Pradesh là điểm nóng của sự xung đột.

Với quan điểm rằng Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại coi là thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại.

Năm 1962 chiến tranh biên giới với Trung Quốc và nhiều cuộc nổi dậy ở khu vực bị đe dọa sự thống nhất và toàn vẹn của đất nước, trong bối cảnh

này, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định ra thực thể chính trị mới, với mục tiêu kép của việc củng cố tổ chức trên khu vực xa xôi này cũng như để thực hiện nguyện vọng của cộng đồng dân tộc khác nhau tham gia vào các phong trào ly khai. Vì vậy, việc tổ chức lại Arunachal Pradesh vào lãnh thổ của Ấn Độ vào năm 1972 và nâng cấp để trở thành tiểu bang chính thức vào năm 1987 có thể được xem như là một chiến lược của chính phủ Ấn Độ để củng cố vị trí của mình đối với Trung Quốc trong các cuộc đàm phán biên giới. Trong tháng 7 năm 1986 có báo cáo trong các phương tiện truyền thông Ấn Độ cho thấy việc Trung Quốc xâm nhập vào thung lũng Sumdorong Chu ở Arunachal Pradesh. Tháng 9-Tháng 10, một lữ đoàn của quân đội Ấn Độ đã đưa máy bay đến Zimithang, một sân bay trực thăng rất gần với thung lũng Sumdorong Chu. Tiếp theo đó là các báo cáo về hoạt động chuyển quân quy mô lớn trên cả hai bên biên giới vào đầu năm 1987, và mối quan tâm nghiêm trọng về một cuộc đụng độ quân sự có thể qua biên giới liên quan đến tranh chấp ở khu vực này. Vào tháng 2 năm 1987, Ấn Độ đã thành lập cái gọi là Arunachal Pradesh trong sự "chiếm đóng bất hợp pháp" vùng lãnh thổ của Trung Quốc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình ở phía nam của đường McMahon. Phía Trung Quốc thực hiện báo cáo long trọng nhiều lần rằng Trung Quốc không bao giờ công nhận sự "bất hợp pháp" Đường McMahon và "cái gọi là" Arunachal Pradesh. Sauk hi Ấn Độ thực hiện những chuyển đổi về Arunachal Pradesh, đặc biệt sau khi nó trở thành tiểu bang của Ấn Độ thì căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục leo thang.

Để đối phó với Trung quốc thì Ấn Độ sẽ triển khai các cơ sở giám sát gần khu vực biên giới Arunachal Pradesh, cụ thể từ 30 điểm hiện tại lên 84 điểm. Đồng thời Bộ Nội vụ Ấn Độ cũng đang xây dựng kế hoạch tăng gấp đôi lực lượng cảnh sát biên giới ở Arunachal. Ấn Độ sẽ xây thêm 54 trạm

gác mới dọc biên giới với Trung Quốc, còn số lượng lính tuần tra biên phòng sẽ tăng lên 30.000 người.

Thực tế cho thấy, hàng chục năm qua kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn (1962) kết thúc, quan hệ giữa hai cường quốc Châu Á này chưa lúc nào thực sự bình yên. Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90.000km2 ở khu vực bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, trong khi New Delhi cáo buộc Bắc Kinh chiếm 38.000km2 lãnh thổ trên cao nguyên ở dãy Himalaya. Hai nước từng có cuộc đụng độ đẫm máu tại đây và đã trải qua nhiều vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp nhưng đều thất bại. Do đó, việc Trung Quốc tự ý đưa bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ vào bản đồ mới khiến New Delhi một lần nữa phản ứng dữ dội. Vấn đề quan trọng nhất là chính quyền của tân Thủ tướng Narendra Modi cho rằng việc làm coi thường mọi luật lệ quốc tế thể hiện sự thiếu thành ý của Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, kể cả với Ấn Độ - một đối tác kinh tế thương mại quan trọng hàng đầu của quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, đây lại là giới hạn không thể vượt qua đối với Thủ tướng có tư tưởng dân tộc N.Modi, người đã nhấn mạnh việc phải có thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong chương trình vận động tranh cử.

Trong chuyến công du Ấn Độ hồi tháng 5 năm ngoái của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên đã cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Trung Quốc. Năm 2014 được lãnh đạo hai nước chọn là "Năm hữu nghị Trung - Ấn" để kỷ niệm nhiều sự kiện hợp tác giữa hai nước, song, sự kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ cho thấy những căng thẳng mới nảy sinh do tấm bản đồ phi lý của Bắc Kinh có thể sẽ đưa quan hệ Trung - Ấn chuyển sang một giai đoạn mới đầy thử thách. Điều

đó cũng khẳng định dự báo rằng tranh chấp lãnh thổ ở biên giới tiếp tục là một trở ngại cho quan hệ vốn chưa êm ấm giữa hai quốc gia láng giềng tại Châu Á.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ trước đó cũng đã lên tiếng phản đối tính hợp pháp của tấm bản đồ mới của Trung Quốc khi nhấn mạnh bang Arunachal Pradesh là vùng lãnh thổ không thể chối cãi do Ấn Độ kiểm soát.Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 28/6 đã tuyên bố không chấp thuận tấm bản đồ mới do chính quyền Trung Quốc phát hành trong tuần này và nói rằng việc Trung Quốc mô tả như thế nào trên bản đồ của mình cũng không thể thay đổi một sự thật rằng bang Arunachal Pradesh là một phần của Ấn Độ.

Bang Arunachal Pradesh là tâm điểm gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Việc Trung Quốc đưa ra tấm bản đồ nói trên diễn ra trong bối cảnh có những báo cáo cho rằng quân đội Trung Quốc đã vi phạm lãnh thổ của Ấn Độ tại bang Ladakh vào đầu tuần này. Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 28/6 đã tuyên bố không chấp thuận tấm bản đồ mới do chính quyền Trung Quốc phát hành trong tuần này và nói rằng việc Trung Quốc mô tả như thế nào trên bản đồ của mình cũng không thể thay đổi một sự thật rằng bang Arunachal Pradesh là một phần của Ấn Độ.

Hiện nay tình hình tranh chấp đang leo thang . Cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại vừa xuất hiện thêm những dấu hiệu căng thẳng mới đầy lo ngại.

Căng thẳng mới nổ ra sau khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới bang Arunachal Pradesh, vốn là bang hiện đang tranh chấp giữa hai nước, để làm công tác chính trị.

Cụ thể, Thủ tướng Manmohan Singh đã tới bang miền núi này để vận động sự ủng hộ của cử tri trước cuộc bầu cử hội đồng bang ngày 12/10.

Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công khai "bày tỏ thất vọng" về chuyến thăm trên và tiếp tục tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với bang Arunachal Pradesh.

Rõ ràng, những căng thẳng dọc theo biên giới hai nước ở dãy Himalaya đang tăng lên đáng kể gần đây. Về phía Ấn Độ báo chí Ấn Độ liên tiếp dẫn lời các quan chức quốc phòng và tình báo cáo buộc rằng đêm đêm, vẫn có những cuộc thâm nhập bất hợp pháp của quân Trung Quốc vào vùng biên giới này.

Thực tế thì không chỉ có báo giới mà ngay cả phía giới chức Ấn Độ gần đây đã không ít lần cáo buộc việc lính tuần tra Trung Quốc nhiều lần xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ và thực tế là Ấn Độ đã tăng cường quân đến biên giới với Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng những báo cáo của Ấn Độ về việc gần đây đã xảy ra một số vụ va chạm quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới là không có cơ sở.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến đường biên giới dài 3.500km trong vùng núi Himalaya đã dẫn đến một cuộc chiến năm 1962. Cho tới nay, hai nước vẫn chưa phân định được đường biên giới rõ ràng.

Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đã kiểm soát bất hợp pháp 38.000km2 lãnh thổ Kashmir trong khi Bắc Kinh lại tuyên bố chủ quyền đối với 90.000km2 diện tích bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, đặc biệt là khu vực Tawang.

Trong thời gian gần đây, giới chức và người dân Ấn Độ vẫn thường bàn về mối đe dọa gia tăng từ phía đối trọng Trung Quốc.

Mới đây, tình báo Ấn Độ thậm chí đã đưa ra khuyến nghị đáng lưu ý về việc cấm nhập khẩu các loại thiết bị từ Trung Quốc. Các quan chức Cục Tình báo Ấn Độ đã đưa ra những lời cảnh báo về mối đe dọa từ những cuộc tấn

công khủng bố và kết luận là chính phủ Ấn Độ nên có biện pháp hạn chế nhập khẩu các thiết bị viễn thông của Trung Quốc.

Như vậy Sau hơn nửa thế kỷ, Trung Quốc vẫn khăng khăng tuyên bố chủ quyền vùng Arunachal Pradesh của Ấn Độ, đây là cội nguồn trong căng thẳng giữa 2 nước kéo dài nhiều năm . Bất chấp hai bên cố gắng cải thiện quan hệ thông qua hợp tác kinh tế và đầu tư, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục xung đột về chủ quyền lãnh thổ và là những đối thủ lớn của nhau.

Một phần của tài liệu arunachal pradesh trong tranh chấp lãnh thổ giữa trung quốc và ấn độ từ sau 1949 đến nay (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w